Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Kiến nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật Thanh niên năm 2005. Vì Luật thanh niên hiện hành còn rất chung chung, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tiễn, chưa phát huy được vai trò của thanh niên, chưa cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của thanh niên, chưa xác định được nhiệm vụ cụ thể của cơ quan nào trong việc giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thanh niên…vì vậy Luật chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa giúp thanh niên phát huy hết vai trò để góp phần đóng góp cho xã hội. Cần phải xem xét cụ thể hóa các nội dung về công tác đối ngoại nhà nước về thanh niên được quy định trong Luật để nâng cao năng lực giao lưu, hợp tác quốc tế của thanh niên, giúp thanh niên có cơ hội học tập, lao động tốt hơn trong điều kiện hội nhập quốc tế.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: Thái Nguyên    Ninh Thuận   

Đơn vị xử lý: Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng   

Lĩnh vực: Lập pháp   

Trả lời:

Tại công văn số 809/UBVHGDTTN13 ngày 03/7/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

Luật Thanh niên được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật cũng đã bộc lộ một số bất cập, trong đó có các các vấn đề mà cử tri đã nêu. Mặc dù Luật Thanh niên chưa quy định cụ thể cơ quan nào trong việc giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác thanh niên, để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã có Nghị định số 48/2008/NĐ/CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, trong đó quy định Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Theo đó ngành nội vụ đang tích cực triển khai kiện toàn bộ máy, tổ chức quản lý nhà nước về công tác thanh niên, đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố, quận, huyện đã bố trí cán bộ làm công tác thanh niên và đang triển khai tích cực các hoạt động.

Thời gian qua, thực hiện chức năng của mình Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội đã tiến hành giám sát một số chuyên đề liên quan đến việc triển khai thực hiện Luật Thanh niên của Chính phủ. Thông qua đó, Ủy ban đã kiến nghị với Chính phủ để chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách cho thanh niên phù hợp với thực tiễn và đúng với tinh thần của Luật, đề xuất với Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên. Đến nay Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh niên đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII; các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đang trong quá trình tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện để phục vụ việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh niên.

Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội là cơ quan được giao chủ trì thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh niên. Trong thời gian tới, Ủy ban sẽ tiến hành giám sát, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật để làm căn cứ chuẩn bị cho công tác thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh niên; chuyển các kiến nghị của cử tri tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Thái Nguyên tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên.

Các câu hỏi cùng địa phương: