Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Đề nghị tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, xử lý tình trạng sử dụng chất cấm, chất hóa học độc hại, nguyên liệu đã hết hạn sử dụng… trong sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm; tăng cường kiềm tra, kiểm dịch đối với các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, mất vệ sinh an toàn thực phẩm… nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: An Giang    Sóc Trăng    Bình Dương    Bến Tre   

Đơn vị xử lý: Bộ y tế   

Lĩnh vực: Vệ sinh, an toàn thực phẩm   

Trả lời:

Tại công văn số 5468/BYT-VPB1 ngày 04/9/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

1. Về tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, xử lý tình trạng sử dụng chất cấm, chất hóa học độc hại, nguyên liệu đã hết hạn sử dụng... trong sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm.

Cùng với việc ban hành các văn bản quản lý, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Ngoài việc chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thanh tra ATTP trong sản xuất kinh doanh sử dụng phụ gia thực phẩm, Bộ Y tế đã trực tiếp thành lập 03 đoàn thanh tra đột xuất về lĩnh vực này trong tháng 7-8/2013 tiến hành thanh tra tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh.

Qua thanh tra đã phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về ATTP, cụ thể:

- Đã phát hiện và yêu cầu tiêu hủy gần 1000 lít hương liệu thực phẩm và 500kg phụ gia thực phẩm hết hạn sử dụng tại Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh.

- Đã phát hiện, yêu cầu dừng lưu thông và khắc phục hơn 250 loại phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm có nội dung ghi nhãn không đúng quy định.

- Các cơ sở phát hiện vi phạm đang được Bộ Y tế và các địa phương xử lý theo quy định.

- Trong quá trình thanh tra đã lấy 42 mẫu phụ gia thực phẩm và sản phẩm để kiểm nghiệm, hiện tại mới có 7 mẫu có kết quả (4 mẫu tại Cần Thơ phát hiện có chất Tinopal), 35 mẫu đơn vị phân tích đang thực hiện, chưa có kết quả.

- Kết quả phân tích của Tp. Hồ Chí Minh: phân tích 81 mẫu với 40 chỉ tiêu về hóa học, phát hiện một số mẫu không đạt trong đó: 7/7 mẫu bún có chất huỳnh quang Tinopal, 2/7 mẫu bún có axit axalic, 4 mẫu sả xay, 3 mẫu hạt trân châu có chất tẩy trắng Na2SO3. 16/16 mẫu trà sữa trân châu không phát hiện axit Maleic. Những cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm không đảm bảo ATTP nêu trên hiện các cơ quan chức năng đang xử lý.

2. Về tăng cường kiểm tra, kiểm dịch đối với các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

Trong những năm qua, được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các Bộ, ngành, địa phương, công tác phòng chống thực phẩm nhập lậu, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã đạt được kết quả nhất định.

a. Công tác tổ chức chỉ đạo:

Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành chức năng đã trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành nhiều văn bản quan trọng trong lĩnh vực ATTP, đồng thời phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các văn bản này, như:

- Công điện số 1126/CĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại;

- Quyết định số 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 về phê duyệt “Đề án phòng ngừa, ngăn chặn, vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép”;

- Quyết định số 518/QĐ-TTg ngày 27/3/2013 phê duyệt “Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm tại Việt Nam”;

- Quyết định số 550/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 phê duyệt “Đề án về truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và về vệ sinh an toàn thực phẩm”;

- Công điện số 487/CĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai quyết liệt “Đề án phòng ngừa, ngăn chặn, vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép”;

- Tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát ATTP trên địa bàn, tập trung vào thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm kém chất lượng và thành lập các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành kiểm tra tại các tỉnh trọng điểm.

b. Các hoạt động cụ thể:

- Bộ Y tế tham mưu cho Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm xây dựng nhiều kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm như Kế hoạch về triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm liên tục trong 12 tháng của năm, Kế hoạch triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, Kế hoạch thanh, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong Tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm…

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thanh kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: