Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Hiện nay tình trạng nợ xấu quá lớn khả năng ngân sách không bảo đảm nổi, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế của đất nước, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn do phải đóng góp rất nhiều (các loại quỹ, các loại phí). Cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần tính toán giảm nợ xấu, nhằm ổn định kinh tế của đất nước giảm bớt các loại quỹ, loại phí do nhân dân đóng góp.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: Hậu Giang   

Đơn vị xử lý: Bộ tài chính   

Lĩnh vực: Các vấn đề của Bộ tài chính khác   

Trả lời:

Tại công văn số 6325/NHNN-VP ngày 04/9/2013 và công văn số 11173/BTC-CST ngày 21/8/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

- Kể từ cuối năm 2008, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và những khó khăn nội tại tích tụ từ lâu của nền kinh tế trong nước làm cho môi trường kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nợ xấu gia tăng đang tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế cũng như an toàn hoạt động ngân hàng. Vì vậy, giảm nợ xấu là nhiệm vụ quan trọng mà Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo xử lý trong giai đoạn hiện nay. 

Để giải quyết nợ xấu có hiệu quả và đồng bộ, Bộ chính trị đã thông qua và Chính phủ đã phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng  (Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ) với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến cuối năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu hiện nay. Nguyên tắc xử lý nợ xấu được xác định rõ trong Đề án là huy động mọi nguồn lực trong xã hội và hạn chế sử dụng vốn ngân sách để xử lý nợ xấu; trước hết, tổ chức tín dụng (TCTD) và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ tổn thất trong việc xử lý nợ xấu; Nhà nước chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ xấu do cho vay các đối tượng chính sách hoặc theo chỉ định của Chính phủ, còn các trường hợp khác, Nhà nước chỉ can thiệp xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn ngân sách trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm sự an toàn của hệ thống ngân hàng và sự ổn định của nền kinh tế. Nhà nước hỗ trợ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu của các TCTD chủ yếu thông qua ban hành các cơ chế, chính sách và tổ chức, quản lý có hiệu quả thị trường mua bán nợ.

Để góp phần xử lý nhanh nợ xấu, Bộ chính trị cũng đã thông qua và Chính phủ đã phê duyệt Đề án thành lập công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), trong đó xác định rõ nguyên tắc hoạt động của công ty là lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận, công khai, minh bạch và hạn chế rủi ro, chi phí trong xử lý nợ xấu. Từ 26/7/2013, công ty VAMC đã chính thức đi vào hoạt động.

Thực tế, từ cuối năm 2011 đến nay, hệ thống các TCTD đã tích cực sử dụng nguồn trích lập dự phòng rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm và các biện pháp cơ cấu lại nợ để xử lý nợ xấu. Nhờ đó, tốc độ gia tăng nợp xấu đã giảm dần. Tính đến ngày 30/6/2013, nợ xấu của toàn hệ thống là 134,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,46% tổng dư nợ và cho đến nay, việc xử lý nợ xấu chưa sử dụng đến nguồn vốn ngân sách của Nhà nước.

Trong thời gian tới, các TCTD, các khách hàng vay vốn và các cấp, các ngành sẽ phải tiếp tục tổ chức triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai đã được Chính phủ phê duyệt tại Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD để đạt được mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu hiện nay.

          - Trong thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hô trợ nông dân, đông thời cũng ban hành các quy định nhằm chấn chỉnh việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, cụ thể Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chi’ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phi, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

Theo đó, ngoài việc yêu cầu các địa phương thực hiện đúng nguyên tắc của việc huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân là phải theo đúng nguyên tắc tự nguyện (chỉnh quyền địa phương không được ra văn bản bắt buộc đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng), rà soát việc thực hiện pháp luật về phí, lệ phí để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Pháp lệnh, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định miễn thu đối với một số khoản phí, lệ phí, như:

            Miễn phí an ninh, trật tự đối với các tổ chức, cá nhân.

            Miễn phí phòng, chống thiên tai đối với các tổ chức, cá nhân.

            Miễn lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Khai sinh; kết hôn; khai tử; thay đổi, cải chínli hộ tịch cho người dưới 14 tuổi, bổ sung hộ tịch; cấp sổ hộ khẩu gia đình; cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể; cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn; cấp chứng minh nhân dân.

Miễn lệ phí địa chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn (hoặc sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp). Để quán triệt việc thực hiện Chỉ thị 24/2007/CT-TTg nêu trên của Thủ tướng Chính phủ được thường xuyên, liên tục, ngày 11 tháng 12 năm 2012, Bộ Tài chính đã có công văn số 17226/BTC-NSNN gửi Tỉnh uỷ (Thành uỷ), Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh và tình hình thu phí, lệ phí, huy động đóng góp của nhân dân.

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: