Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngoài những chính sách chung ưu đãi về đất đai, thuế, đầu tư, Chính phủ còn có các cơ chế chính sách như:
+ Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 13/2/2009 về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg tăng mức hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Thông tư số 39/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn loại thiên tai, dịch bệnh được hỗ trợ theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ và thường xuyên cập nhật và bổ sung các bệnh nguy hiểm phải công bố dịch trong nuôi trồng thủy sản để có biện pháp ngăn chăn kịp thời lây lan dịch bệnh và làm căn cứ để có chính sách hỗ trợ, căn cứ để triển khai thực hiện bảo hiểm nông nghiệp dịch bệnh xảy ra (Thông tư số 38/2012/TT-BNNPTNT ngày 2 tháng 8 năm 2012 Ban hành Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch);
+ Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đã thí điểm đối với tôm nuôi tại Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, sau đó sẽ tổng kết và xây dựng chính sách, áp dụng trên diện rộng. Tính đến hết ngày 31/12/2012, tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre đã có 7.598 hộ với diện tích 5.618 ha đã tham gia bảo hiểm, tổng giá trị được bảo hiểm 2.249,5 tỷ đồng (tính đến ngày 24/01/2013); tổng số phí bảo hiểm là 155,5 tỷ đồng; đã phát sinh bồi thường 337 tỷ đồng và đã bồi thường hơn 100 tỷ đồng.
+ Quyết định số 2194/QĐ-TTG ngày 25/12/2009 phê duyệt Đề án phát
triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 63/2010/QĐ-TTG ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Quyết định 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg.
+ Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012, giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện việc giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất với khoản vốn đã vay; tiếp tục cho vay mới với lãi suất thị trường thấp nhất (11%) cho các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất nuôi cá tra, chế biến cá tra xuất khẩu. Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 418/TB-VPCP ngày 21/12/2012 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu bổ sung đối tượng là các doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân nuôi và chế biến, xuất khẩu tôm vào đối tượng áp dụng theo công văn số 1149/TTg-KTN. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số 210/NHNN-TD ngày 09/01/2013 chỉ đạo các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông cửu Long bổ sung tôm vào danh mục mặt hàng áp dụng như đối với cá tra. Tuy nhiên, Việt Nam đã là thành viên của WTO nên các chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo không trái với quy định của WTO và đảm bảo hài hòa giữa các lĩnh vực và khả năng ngân sách của Nhà nước.