SỬA ĐỔI LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT: ĐẢM BẢO TÍNH MINH BẠCH, DỄ HIỂU, DỄ THỰC HIỆN
Toàn cảnh Hội thảo
TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp; NGƯT, PGS.TS Chu Hồng Thanh, Giảng viên Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng chủ trì Hội thảo.
Dự Hội thảo có Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa; các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các trường Đại học, Học viện quản lý giáo dục, Viện nghiên cứu, đại diện một số trường Trung học phổ thông...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, Luật Nhà giáo đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình năm 2024. Theo đó, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu dự thảo luật tại Kỳ họp thứ 8 và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp phát biểu khai mạc Hội thảo
Hiện nay, lĩnh vực giáo dục có nhiều đạo luật điều chỉnh như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Viên chức... Do vậy, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp, dự án Luật Nhà giáo có nhiều nội dung giao thoa với các luật, bộ luật khác trong hệ thống pháp luật. Các cơ quan chủ trì thẩm tra, chủ trì soạn thảo rất cần nhận được nhiều ý kiến góp ý về các chính sách lớn của dự thảo luật; về đối tượng, phạm vi điều chỉnh; sự thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật… để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật. Đồng thời, Viện Nghiên cứu Lập pháp cũng sẽ tổng hợp khách quan, đầy đủ các ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học góp ý với dự thảo Luật Nhà giáo tại Hội thảo để báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gửi đến cơ quan chủ trì thẩm tra dự thảo Luật này.
Các tham luận tại Hội thảo đã góp ý hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, chính sách tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ đối với nhà giáo; quy định về chức danh, chuẩn nhà giáo và giấy phép hành nghề dạy học; quản lý nhà giáo; tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo Luật Nhà giáo với hệ thống pháp luật, tính khả thi của dự thảo luật; các quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và phát huy tính tự chủ, sáng tạo của nhà giáo trong dạy học...
Nhiều ý kiến tại Hội thảo đồng tình với sự cần thiết xây dựng luật, nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, trong đó xác định giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, khẳng định vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo đối với nâng cao chất lượng giáo dục – yếu tố quyết định đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển con người, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn công tác phát triển đội ngũ nhà giáo, kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho nhà giáo phát triển.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, phần lớn các quốc gia không có một luật riêng về nhà giáo, mà quy định ở luật giáo dục và các luật chuyên ngành có liên quan. Điều này đặt ra yêu cầu một mặt có luật nhà giáo, nhưng mặt khác không thể thiếu các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan. Vì vậy, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần làm rõ phạm vi điều chỉnh; đảm bảo thống nhất, không chồng chéo giữa dự thảo Luật Nhà giáo với các luật hiện hành trong đó có Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Viên chức, Bộ Luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp...
Đại biểu dự hội thảo đề nghị định biên, định hình rõ khái niệm nhà giáo, cần nhấn mạnh nhà giáo là người trực tiếp tham gia giảng dạy “trong hệ thống giáo dục quốc dân”; cần có các quy định để các nhà giáo có động lực, mục tiêu phấn đấu, giúp nhà giáo tự do hoạt động khoa học và giảng dạy... Bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù, nổi trội của nhà giáo, có chính sách thu hút nhân tài đặc biệt tham gia vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo; các chính sách cần công bằng, bình đẳng giữa hệ thống đào tạo công lập và ngoài công lập...
Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 71 điều, bám sát 05 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ. Mục đích xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”; phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng là trọng tâm, xuyên suốt; xây dựng đội ngũ nhà giáo, tạo động lực cho người dạy, học và tôn vinh nhà giáo; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục.
Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu
Việc xây dựng luật cũng nhằm chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đồng thời phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển của giáo dục, khoa học, công nghệ trên thế giới để thực hiện một trong ba đột phá chiến lược là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - những công dân toàn cầu, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đảm bảo sự bình đẳng giữa nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; bảo đảm thống nhất công tác quản lý và bảo đảm chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ giữa nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập, nhà giáo là người Việt Nam và nhà giáo là người nước ngoài.
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật Nhà giáo quy định về nhà giáo; hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; quản lý nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo...