Tham dự Đoàn Giám sát còn có các đại diện Thường trực Ủy ban Kinh tế; Ủy ban Tài chính - Ngân sách; Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; đại diện các Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Kiểm toán Nhà nước.
Báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai tại đô thị của UBND tỉnh Thanh Hóa cho thấy, từ năm 2014 đến nay, tỉnh đã nghiêm túc thực hiện việc ban hành chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý sử dụng đất tại đô thị. Việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch đấu giá đất cấp huyện theo đúng trình tự, đúngthời gian, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, công tác quản lý đất đô thị trên địa bàn tỉnh về cơ bản ổn định, ít phát sinh vi phạm. Đối với các vi phạm thời kỳ trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xử lý, bảo đảm đúng quy định pháp luật.
Thanh Hóa cũng là địa phương đang có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, việc dự báo phát triển đô thị mặc dù luôn đặt ra những yêu cầu mới, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, bất cập bởi theo quy định pháp luật hiện hành, việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, thường ít được điều chỉnh. Nhiều nội dung trong quản lý, sử dụng đất đai vẫn cần được tháo gỡ kịp thời, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và cùng cố niềm tin trong nhân dân.
Đoàn Giám sát số 3 do Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng tại buổi làm việc với UBND thành phố Thanh Hoá
Nhấn mạnh trong 5 năm qua, Thanh Hóa là một trong những địa phương có mật độ xây dựng đô thị lớn với nhiều dự án được triển khai đồng bộ, quy mô, các dự án đô thị dãn ra ngoài khu đô thị cũ, giúp giảm áp lực hạ tầng của các đô thị hiện nay. Tuy nhiên, các thành viên Đoàn giám sát cũng đề nghị, tỉnh Thanh Hóa khi xây dựng kế hoạch sử dụng đất phải tính đến việc cân đối quỹ đất để sử dụng đất lâu dài, cân đối các ngành kinh tế, cơ cấu xã hội để tăng trưởng vững mạnh, tập trung xây dựng quy hoạch sử dụng đất bền vững, chủ động và kiểm soát tốt về bất động sản. Việc phát triển các khu đô thị cần chú ý bảo đảm đồng bộ cơ sở hạ tầng, dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Đặc biệt, tỉnh Thanh Hóa cần triển khai xây dựng kịp thời quy hoạch chi tiết với các dự án khu đô thị đã được phê duyệt, giúp tạo cơ sở định giá với mỗi dự án, qua đó cho đánh giá chính xác về đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP).
Đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa đã nghiêm túc nhận trách nhiệm về những vấn đề chưa được trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, đến nay, tỉnh Thanh Hóa chưa có đơn kiện về đất đai vượt cấp gây bức xúc trong xã hội, Phó Trưởng đoàn Giám sát của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho rằng: sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã giúp triển khai được nhiều dự án đô thị mới với số lượng diện tích đất giải phóng lớn và công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng đã mở ra diện mạo mới cho Thanh Hóa. Đặc biệt việc tỉnh Thanh Hóa đã ban hành 10 văn bản chỉ đạo, trong đó có 3 văn bản là chỉ thị số 22 về tăng cường công tác quản lý xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai trên địa bàn kinh tế Nghi Sơn; chỉ thị số 10 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và quyết định 699 quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, quy mô công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạnh trênđịa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có tác động tích cực đến thực hiện quy hoạch, sử dụng đất đai đô thị đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng và Đoàn công tác đi thực tế
Tuy nhiên, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội, Phan Xuân Dũng cũng đề nghị tỉnh Thanh Hóa cần bổ sung và hoàn thiện các vấn đề liên quan đến việc ban hành chính sách pháp luật , vấn đề giao đất cho doanh nghiệp chưa thực hiện, các dự án hợp tác công tư, năng lực của các đơn vị quản lý, cân đối các yếu tố trong quá trình triển khai, trú trọng đến yếu tố môi trường sinh thái và gủi báo cáo vào cuối tháng 2/2019 để Đoàn Giám sát tổng hợp, trình Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng như tham vấn các ý kiến địa phương để Quốc hội ra Nghị quyết điều chỉnh một số bất cập trong Luật đất đai, bổ sung,sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường và một số luật có liên quan.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng và Đoàn công tác đi thực tế
Trước đó, ngày 21/02, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cùng các thành viên đoàn giám sát số 3 đã đến thị sát tại Khu đô thị núi Long kết hợp khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng đường vành đai Đông Tây; Khu trung tâm thành phố Thanh Hóa cũ; Dự án Trung tâm thương mại và Đại siêu thị BigC thuộc phường Đông Hải; Khu đô thị số 1 thuộc đô thị Trung tâm thành phố Thanh Hóa.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng và Đoàn công tác đi thực tế
Tại buổi làm việc với UBND thành phố Thanh Hóa cùng ngày, các thành viên Đoàn giám sát đều ghi nhận diện mạo thành phố Thanh Hóa có nhiều thay đổi trong một vài năm gần đây, ngày càng thể hiện hình ảnh một đô thị hiện đại và phát triển, với nhiều phân khu chức năng đáp ứng tốt nhu cầu nhà ở và chất lượng sống của người dân./.