TỌA ĐÀM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

25/01/2024

Sáng 25/1, tại thành phố Đà Nẵng, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức Tọa đàm “Thực trạng hoạt động động viên công nghiệp và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về động viên công nghiệp”. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và chỉ đạo Tọa đàm.

ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHÚC TẾT NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, THƯỢNG TƯỚNG HUỲNH NGỌC SƠN

Toàn cảnh tọa đàm

Tham gia Tọa đàm có các đồng chí Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Thường trực, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đại biểu Quốc hội khách mời. Tham gia Đoàn công tác, về phía Ban soạn thảo Luật, Bộ Quốc phòng có Thiếu tướng Phạm Thanh Khiết, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, đại diện Cục Quân lực, Vụ Pháp chế…

Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội và Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh tại tọa đàm

Dự Tọa đàm, về phía Bộ Tư lệnh Quân khu 5 có Thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu; đại diện lãnh đạo, các ban ngành, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng; cùng các chuyên gia, nhà khoa học.

Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Phát biểu khai mạc, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Để phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, Ủy ban sẽ tổ chức 3 cuộc tọa đàm kết hợp khảo sát tại 3 miền, trong đó cuộc Tọa đàm này tập trung về nội dung động viên công nghiệp. Đây là một trong những nội dung quan trọng, vì thực tiễn hoạt động động viên công nghiệp đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn.

Động viên công nghiệp là một nội dung của động viên quốc phòng, thể hiện quan điểm của Đảng ta về chiến tranh nhân dân, phương thức chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân. Tại tọa đàm, các đại biểu, chuyên gia đã thảo luận, góp ý về các nội dung, trong đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người lao động tham gia trực tiếp hoạt động động viên công nghiệp. Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 đã lỗi thời, vì vậy, việc Luật mở rộng phạm vi, đối tượng, loại hình động viên công nghiệp là cần thiết, nhưng cũng cần thống nhất với các quy định của pháp luật./

Khắc Phục