Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Tài chính, ngân sách

04/01/2017

Căn cứ Điều 73 Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội; Luật số 65/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và Văn bản hợp nhất số 24/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020 của Văn phòng Quốc hội về Luật tổ chức Quốc hội quy định “Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Tài chính, Ngân sách”:

 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XV

1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách, kiểm toán nhà nước và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.

2. Thẩm tra chính sách cơ bản về tài chính quốc gia, việc phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; chủ trì thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và tổng quyết toán ngân sách nhà nước.

3. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách, kiểm toán nhà nước; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước và việc thực hiện chính sách tài chính, ngân sách.

4. Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

5. Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

6. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về tài chính, ngân sách, kiểm toán nhà nước.