ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC LÀM VIỆC VỚI BỘ TÀI CHÍNH, BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Cùng dự có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Tạ Văn Hạ phát biểu tại cuộc làm việc
Tỉnh Bình Dương được thành lập năm 1997, trên cơ sở chia tách từ tỉnh Sông Bé; có diện tích tự nhiên 2.695,5km; dân số gần 2,7 triệu người, trong đó có hơn 53,5% dân số là người từ các địa phương khác trong cả nước đến sinh sống, làm việc và học tập. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và 91 xã, phường, thị trấn. Sau hơn 26 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương từ một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu, đã phấn đấu trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp; lĩnh vực văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.
Quang cảnh cuộc làm việc
Báo cáo với Đoàn giám sát, đại diện UBND tỉnh Bình Dương cho biết, những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo của tỉnh đã dần khẳng định chất lượng trong hệ thống giáo dục đào tạo cả nước. Tiêu biểu là kết quả thi Tốt nghiệp THPT các năm qua đều đứng thứ hạng cao, nằm trong tốp đầu cả nước; chất lượng giáo dục các cấp học không ngừng nâng cao thành tích; tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 100%. Tỉnh cũng đã ban hành kịp thời nhiều văn bản quy định chính sách đặc thù của địa phương để thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số khó khăn như còn nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện về chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông ban hành còn chậm hoặc chưa phù hợp nên địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại cuộc làm việc
Về văn hóa, thể thao và du lịch, theo UBND tỉnh Bình Dương, nhiều văn bản quy định chế độ, chính sách đặc thù cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã được ban hành, tạo điều kiện động viên, khuyến khích, nâng cao thành tích thể thao, chất lượng nghệ thuật trong các hội thi, hội diễn. Đội ngũ cán bộ văn hóa, đội ngũ văn nghệ sĩ ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Song, trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao và du lịch chưa được đồng đều, còn thiếu, nhất là ở sơ sở. Đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn của ngành thể thao du lịch vẫn còn thiếu và ít được đào tạo, nâng cao năng lực. Cùng với đó, cơ sở vật chất của các công trình văn hóa, thể thao nhìn chung vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu tập luyện, thi đấu, sinh hoạt.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa phát biểu tại cuộc làm việc
UBND tỉnh Bình Dương cũng thường xuyên ban hành văn bản để chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên và công tác trẻ em trên địa bàn. Tỉnh hiện có 6 văn bản quy phạm pháp luật quy định chính sách, pháp luật về lĩnh vực công tác thanh niên và trẻ em, trong đó có 5 văn bản quy định chính sách đặc thù của địa phương. Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em được tổ chức thực hiện có hiệu quả, đạt được một số thành quả nhất định.
Dù vậy, vẫn còn một số địa phương chưa huy động được sức mạnh tổng hợp, đặc biệt là phát huy vai trò của gia đình, của cộng đồng, của các tổ chức kinh tế cùng tham gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em có lúc, có nơi chưa kịp thời, hiệu quả; các mô hình kết nối dịch vụ bảo vệ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận người dân, nhất là ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân lao động về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em vẫn còn hạn chế.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Phạm Nam Tiến phát biểu tại cuộc làm việc
Về thông tin và truyền thông, tỉnh đã kịp thời xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, triển khai các chương trình, Kế hoạch, Đề án của địa phương đã tạo hành lang pháp lý, cơ chế thuận lợi trong triển khai công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, bảo đảm hiệu quả, đúng quy định pháp luật. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở được quan tâm triển khai.
Hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường, cơ bản ổn định theo hướng tích cực. Công tác an ninh tôn giáo ổn định vững chắc, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào có đạo được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng cán bộ trong ngành quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo còn thiếu, kiêm nhiệm nhiều việc và thường xuyên có sự điều động thay đổi nhân sự. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện chưa thường xuyên, nội dung chưa sâu, chưa cụ thể…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại cuộc làm việc
Thay mặt Đoàn công tác, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ ghi nhận và đánh giá cao tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật các lĩnh vực từ giáo dục, văn hóa, thể thao, tín ngưỡng, thông tin truyền thông của tỉnh Bình Dương. Theo đó, tỉnh đã được triển khai đồng bộ và kịp thời, mang lại những kết quả tích cực; kịp thời xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án; các phong trào, hoạt động văn hóa văn nghệ được triển khai đa dạng, phong phú; chất lượng giáo dục được nâng lên, đội ngũ cán bộ được cũng cố, cơ sở vật chất từng bước được hoàn thiện; tập trung nhiều nguồn lực, cũng như huy động các nguồn lực xã hội phục vụ các lĩnh vực giáo dục, văn hóa thể thao, du lịch. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được tổ chức thường xuyên, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Các đại biểu tại cuộc làm việc
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị, thời gian tới, tỉnh Bình Dương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực giáo dục, văn hóa thể thao, tín ngưỡng, thông tin truyền thông, công tác thanh niên thiếu niên và nhi đồng; đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, đầu tư cho thế hệ trẻ.
Đồng thời, quan tâm tạo môi trường bảo đảm đáp ứng, thực hiện được các mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu cụ thể cả về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự giáo dục đào tạo; tu bổ khai thác có hiệu quả các khu di tích văn hoá; bố trí quỹ đất cho giáo dục, khu vui chơi, thể thao; kiện toàn đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, năng lực trình độ để đáp ứng nhu cầu phát triển. Tăng cường hơn nữa các hoạt động: ứng dụng công nghệ, ứng dụng số; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo đảm an sinh xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động, đặc biệt là công nhân, đối tượng yếu thế, trẻ em, thanh niên; thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh kịp thời những vi phạm.