ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI TỈNH CAO BẰNG VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG CHỦ TRÌ CUỘC LÀM VIỆC CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT VỚI TỈNH LẠNG SƠN VỀ 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
Toàn cảnh cuộc làm việc
Cùng dự về phía Quốc hội có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh - Phó trưởng Đoàn giám sát; đại diện Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là các thành viên Đoàn giám sát; Tổ giúp việc Đoàn giám sát.
Về phía tỉnh Nghệ An có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương…
Báo cáo với Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long cho biết, Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, dân số trung bình trên 3,4 triệu người, đứng thứ tư cả nước, có 47 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, có 76 xã đặc biệt khó khăn và 588 thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc, miền núi.
Nhìn chung, tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện 3 CTMTQG nhanh chóng, kịp thời và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, kinh tế - xã hội vùng nông thôn, vùng dân tộc miền núi có nhiều thay đổi; công tác giảm nghèo có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay toàn tỉnh Nghệ An có 309 xã/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 75,18%), có 53 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 7 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới. Cuối năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 1,39%, tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTSMN giảm 3,63%. Tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An là: 5.344.388 triệu đồng.
Các thành viên Đoàn giám sát tham dự cuộc làm việc
Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An cũng chỉ rõ tồn tại, hạn chế trong việc lồng ghép địa bàn và nguồn vốn các CTMTQG chưa thực hiện được nhiều do quy trình đề xuất danh mục dự án được thực hiện từ cấp thôn, bản, xã. Do đó, việc lồng ghép phải được thực hiện ngay từ khi đề xuất. Các địa phương được bố trí nguồn vốn lớn từ cả 3 CTMTQG là các huyện vùng núi, huyện nghèo có đông đồng bào DTTS sinh sống, trình độ nhận thức và khả năng thực hiện của cán bộ tại các khối, xóm, bản còn hạn chế. Bên cạnh đó, tiến độ thực hiện giải ngân các nguồn vốn CTMTQG chậm, đạt tỉ lệ thấp; phần lớn các dự án, tiểu dự án đang trong quá trình triển khai; chưa xác định khối lượng cụ thể; khó khăn cho công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo. Ngoài ra, xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa chú trọng đúng mức đến phát triển sản xuất, tạo sinh kế, xây dựng đời sống văn hóa….
Qua thảo luận, các thành viên Đoàn giám sát cho rằng, việc thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững và CTMTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều tồn tại, hạn chế lớn. Đó là: (1) Có những nội dung, nhiệm vụ triển khai còn chậm so với yêu cầu của các Nghị quyết 24, Nghị quyết 120; (2) Văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình cần phải sửa đổi, bổ sung, có nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, chưa thống nhất, có nội dung chưa được hướng dẫn; (3) Có những văn bản quy định cùng nội dung nhưng chưa thống nhất; (4) Thực hiện quy định lồng ghép nguồn vốn thực hiện các CTMTQG có những khó khăn, vướng mắc địa phương đặt ra nhưng chưa được trung ương hướng dẫn thực hiện; (5) Có những dự án, tiểu dự án còn chưa được bố trí vốn thực hiện trong năm 2022; (6) Kết quả thực hiện các dự án, tiểu dự án còn hạn chế, chưa thấy rõ được tác động đến việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; (7) Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình bố trí được thấp; tỉnh chưa bố trí vốn đối ứng thực hiện; (8) Giải ngân vốn năm 2022 và thực hiện 6 tháng đầu năm 2023 thấp.
Do đó, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị báo cáo của tỉnh cần tiếp tục làm sâu sắc hơn nội dung bài học kinh nghiệm, chia sẻ cách làm hay, hiệu quả tại địa phương. Đồng thời rà soát kỹ hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo chính xác, đánh giá thực chất công tác giảm nghèo.
Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát nhấn mạnh, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là chủ trương lớn, xuyên suốt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp Nhân dân. Tuy nhiên, từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư đối với 3 Chương trình, đến nay đã hơn 2 năm triển khai thực hiện, qua thực tế làm việc tại một số địa phương nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, kết quả đạt được của Chương trình vẫn chưa như kỳ vọng, nhất là việc phân bổ, giải ngân vốn từ ngân sách trung ương, địa phương đạt thấp và việc bố trí vốn đối ứng, huy động nguồn lực từ Nhân dân còn chậm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, tỉnh Nghệ An sớm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở; bố trí cán bộ, công chức chuyên môn có đủ năng lực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng Chương trình, dự án, đơn vị địa phương để nâng cao hiệu quả thực hiện. Chủ động nghiên cứu, ban hành xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn, giải đáp các khó khăn, vướng mắc trên địa bàn để hỗ trợ cho cơ sở triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, tỉnh Nghệ An cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đánh giá kịp thời tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Cũng tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã trao quà lưu niệm tặng UBND tỉnh Nghệ An; tặng quà lực lượng Công an, Quân đội, Biên phòng tỉnh Nghệ An và Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh Nghệ An./.
Một số hình ảnh tại cuộc làm việc:
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện 3 CTMTQG trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan, Tổ trưởng Tổ Công tác báo cáo đánh giá khái quát kết quả thực hiện 3 CTMTQG trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Đinh Thị Phương Lan phát biểu tại cuộc làm việc.
Đại biểu Ma Thị Thúy - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung giải tình, làm rõ một số vấn đề thành viên Đoàn giám sát nêu.
Nhân dịp này, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương tặng quà cho đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An.
Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương tặng quà cho Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Nghệ An.
Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương tặng quà lưu niệm cho lực lượng Công an, Quân đội, Biên phòng tỉnh Nghệ An./.