Về nội dung cơ bản của dự án Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, Đại diện Bộ Y tế cho biết, Dự án luật được dự kiến thiết kế gồm 5 chương, trong đó quy định các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; quy định các biện pháp giảm tác hại của rượu bia; giảm mức tiệu thụ rượu, bia; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện Luật sau khi có hiệu lực.
Báo cáo về tiến độ và các nội dung cơ bản của Dự án Bộ Luật Lao động sửa đổi, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Quân cho biết, về cơ bản Bộ luật Lao động (sửa đổi) vẫn giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2012, ngoài ra, bộ luật sửa đổi lần này cũng nghiên cứu, bổ sung một số nội dung mang tính tăng cường khả năng nhận diện các quan hệ lao động trên thực tiễn, khắc phục tình trạng “lách” các quy định của pháp luật lao động; đồng thời nghiên cứu điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong thị trường lao động nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động và thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động trong bối cảnh mới.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:
Toàn cảnh phiên họp
Đại diện Bộ Y tế cho biết, thực hiện sự phân công của Chính phủ, Bộ Y tế đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan xây dựng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu
Các đại biểu tham dự phiên họp
Cho ý kiến về việc chuẩn bị Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia tại phiên họp, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đánh giá đây là dự án Luật tương đối khó, phức tạp, nhiều ý kiến khác nhau.
Thảo luận về nội dung này, một số đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần quan tâm làm rõ tên của dự án Luật, đảm bảo tên luật phải phủ hợp, thể hiện đúng nội dung, tinh thần của của dự án Luật theo hướng tên gọi là "Luật Quản lý sử dụng bia rượu và đồ uống có cồn".
Báo cáo về tiến độ và các nội dung cơ bản của dự án Bộ Luật Lao động sửa đổi, Thứ trưởng Bộ LĐ, TB&XH Lê Quân cho biết, Bộ luật lần này nghiên cứu, bổ sung một số nội dung mang tính tăng cường khả năng nhận diện các quan hệ lao động trên thực tiễn, khắc phục tình trạng “lách” các quy định của pháp luật lao động.
Cho ý kiến về dự án Bộ luật Lao động sửa đổi, các đại biểu tham dự quan tâm nhiều về vấn đề thêm giờ, tuổi nghỉ hưu.
Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, những vấn đề sửa đổi của Bộ luật Lao động sửa đổi lần này là những vấn đề lớn, tương đối khó, tác động đến nhiều đối tượng, do đó cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng để có kế hoạch chi tiết.