Đối thoại chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi tại tp Hồ Chí Minh

22/09/2014

Tiếp theo hội thảo tại Hà nội ngày 15/09/2014, tại tp Hồ Chí Minh ngày 22/09/2014 Uỷ ban về các vấn đề xã hội đã phối hợp với Quỹ Dân số của Liên hợp quốc đã tổ chức Đối thoại chính sách an sinh xã hội cho nguoi cao tuổi. Các Đ/c Nguyễn Văn Tiên, Nguyễn Thuý Anh Phó Chủ nhiệm Uỷ ban đã tham dự và chỉ đạo cuộc đối thoại chính sách.

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ được thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ 8, tháng 10/2014. Nội dung luật đã có khá nhiều điểm mới, mở rộng diện BHXH bắt buộc, mở rộng quy định cơ sở thu nhập để đóng bảo hiểm, thay đổi một số quy định về cách tính lương hưu.. Tuy nhiên, so tham gia BHXH tự nguyện còn rất hạn chế.. Vì vậy dù đối tượng tham gia BHXH từ 2007 đến nay tăng liên tục, bình quân 4%/năm, tuy nhiên so mục tiêu mà Đảng đề ra đến năm 2020 phải có 50% lực luọng lao động tham gia BHXH thì còn ơ mức rất khiêm tốn (khoảng > 20%).

Năm 2008, có khoảng 85 ngàn người về hưu và năm 2013 lên đến 107 ngàn người. Cũng cùng giai đoạn trên thì người hưởng BHXH 1 lần (đóng BHXH dưới 20 năm và có nhu cầu hưởng BHXH 1 lần) tăng từ 128 ngàn (2008) lên 635 ngàn (2013), nhưng người về hưu hưởng tối đa 75% lương chiếm 70% số người về hưu hàng năm. Nam 2013, Bình quân tuổi về hưu là 54,3 tuổi, lương hưu bình quân khối công chức/viên chức là 3,5 triệu/tháng (của gần 825 ngàn người) và khối doanh nghiệp là 2,9 triệu đ/tháng (944 ngàn người) và khối lực lượng vũ trang là 6,3 triệu đ/tháng.
Các chuyên gia nghiên cứu, các nhà quản lý, đại diện Hội người cao tuổi ở cơ sở cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến thực trạng và thách thức trong vấn đề an sinh xã hội với người cao tuổi. Các chuyên gia cũng đề xuất các biện pháp cụ thể nên quy định trong luật BHXH để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia BHXH, Đó là những giải pháp cụ thể để tăng số người già có lương hưu, hạn chế số người già không có nguồn trợ cấp khi tuổi cao sức yếu.
Dân số Việt nam đang bắt đầu gia tăng tỷ lệ người già, trong khi điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, việc đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội với người già là thách thức rất lớn... Năm 2012, tỷ lệ người già ở Việt nam xấp xỉ 10% và bắt đầu vào tiến trình già hoá dân số, tuy nhien khoảng 50% số người già hưởng các loại trợ cấp xã hội, trong đó có tỷ lệ khá lớn hưởng hưu xã hội (180 ngàn đ/tháng).

Vì vậy Luật BHXH sửa đổi cần có quy định cụ thể để chuẩn bị các chính sách đảm bảo người già có cuộc sống hạnh phúc khi. Năm 2013, nay bình quân khoảng 50% số người già hưởng các loại trợ cấp, tuy nhiên quá trình già hoá dân số ngày càng nhanh, số người cao tuổi ngày càng đông trong khi kinh tế xã hội chưa phát triển, đó là thách thức lớn với chính sách xã hội. Thực tế cho thấy, thu nhập của khối doanh nghiệp khá cao, nhưng họ chỉ đóng BHXH bằng 60-70% số thu nhập hàng tháng, vì vậy khi về hưu họ hưởng mức lương thấp, rất nhiều công nhân ở các khu công nghiệp chưa đủ 20 năm đóng BHXH, nhưng chỉ muốn lấy trợ cấp BHXH 1 lần... Đây là thách thức lớn khi họ về già...