Góp phần đảm bảo an ninh khu vực ASEAN

30/09/2010

(VOV) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao thành công của Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan An ninh các nước ASEAN sẽ giúp gắn kết chặt chẽ và hiệu quả an ninh trong khu vực

Sáng 29.9, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên, UBTVQH đã cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Trưởng đoàn An ninh các nước ASEAN

 

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được QH Khóa XII cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy. Báo cáo của Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường do Phó chủ nhiệm Ủy ban Lê Bộ Lĩnh trình bày, nêu rõ, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được chỉnh lý theo hướng không quy định lại từng lĩnh vực cụ thể mà tiếp cận theo hướng chỉ quy định những vấn đề mới, đặc thù chưa có các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nào điều chỉnh để bảo vệ vị trí yếu thế của người tiêu dùng trong các quan hệ xã hội và đặc biệt là tập trung thiết kế các cơ chế để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình. Về giải quyết tranh chấp tại Tòa án, dự thảo Luật được chỉnh sửa tại các điều về giải quyết tranh chấp tại Tòa án cho phù hợp với các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, về án phí, lệ phí tòa án... Ngoài ra, thực tiễn cho thấy các tranh chấp của người tiêu dùng thường là đơn lẻ, có giá trị không lớn... trong khi trình tự, thủ tục giải quyết các vụ kiện dân sự tại toà án theo tố tụng dân sự hiện hành còn phức tạp, kéo dài, không phù hợp với khả năng của người tiêu dùng nên công cụ này hoạt động chưa thực sự hiệu quả để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình. Để khắc phục tình trạng trên và để nâng cao vai trò của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người dùng, dự thảo Luật quy định về áp dụng thủ tục xét xử đơn giản đối với các tranh chấp của người tiêu dùng với các tổ chức cá nhân kinh doanh, quy định cụ thể các đặc thù trong giải quyết vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có sự tham gia của tổ chức xã hội.

 

Cơ bản tán thành với nội dung tiếp thu, giải trình và chỉnh lý nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng, đặc thù của việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh là có những việc có thể thương lượng, hòa giải nhưng có những việc không được thương lượng, hòa giải. Cho nên, dự thảo Luật cần bổ sung thêm một điều để quy định về những trường hợp cấm không được thương lượng, hòa giải. Những nội dung này nên được cân nhắc vì hoạt động hòa giải và thương lượng rất cần trong giải quyết các quan hệ này.

 

Về vấn đề hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân tại Điều 37, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng băn khoăn: Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện thành lập tổ chức hòa giải theo quy định của Chính phủ để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Đây là điều khuyến khích tự nguyện, ai có điều kiện thì thành lập tổ chức hòa giải để giải quyết những vấn đề đặt ra ở các Điều 35, 36. Vậy bây giờ nếu khuyến khích mà không có ai lập ra thì hòa giải này như thế nào? Có nên quy định chọn bên thứ ba và logic của bên thứ ba này là ai? Cóá nghĩa là người ta có thể chọn bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào hay không? Theo Trưởng ban Trần Thế Vượng, quy định tại các Điều 36, 37, 38 không khả thi vì không ai tự nhiên lập ra một tổ chức để làm những việc hòa giải như thế này.

 

Tiếp đó, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, UBTVQH đã nghe báo cáo kết quả Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31 (AIPA - 31).

 

 Buổi chiều, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, UBTVQH đã cho ý kiến về dự án Luật Viên chức.

 

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Viên chức, do Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận trình bày nêu rõ: dự thảo Luật Viên chức sẽ chỉ quy định những vấn đề có tính khái quát về viên chức, cơ chế quản lý và sử dụng viên chức, mà không quy định về các hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Vì các nội dung liên quan đến hoạt động nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp đã được điều chỉnh trong các văn bản theo ngành, lĩnh vực. Tiếp thu ý kiến của ĐBQH tại Kỳ họp thứ Bảy, UBTVQH đã tiếp thu, điều chỉnh các quy định về phân loại đơn vị sự nghiệp công lập; vai trò của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp; hợp đồng làm việc; kéo dài thời gian làm việc đối với viên chức... Dự thảo Luật cũng bổ sung một số quy định mang tính định hướng liên quan đến việc xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó xác định: Chính phủ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng xác định lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp. Không tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận.

 

Các Ủy viên UBTVQH cơ bản tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Viên chức. Tuy nhiên, nhiều Ủy viên UBTVQH có ý kiến khác nhau đối với quy định công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được tham gia dự tuyển làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Một số ý kiến cho rằng, nguồn nhân lực đã được Nhà nước xác định là một trong những khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, nếu có cơ hội huy động được tối đa nguồn nhân lực hiện có để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước thì nên tận dụng. Tuy hoàn cảnh và điều kiện của những công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có khác nhau, nhưng có thể mở một chút theo hướng có tuyển viên chức đối với đối tượng này. Nhưng cần quy định cụ thể những lĩnh vực, ngành, nghề, vị trí công việc được tuyển dụng, điều kiện tuyển dụng, sử dụng và các quyền, nghĩa vụ của đối tượng này trong trường hợp được tuyển dụng làm viên chức. Song Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đặng Vũ Minh đề nghị, không nên quy định về tuyển dụng công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp trong nước, bởi trong số công dân này có không ít người mang nhiều quốc tịch, nên nếu trở thành viên chức sẽ phát sinh một số khó khăn, phức tạp nhất định trong quá trình quản lý, sử dụng... Trường hợp cần huy động chất xám, kinh nghiệm của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào các hoạt động chuyên môn tại các đơn vị sự nghiệp trong nước có thể sử dụng các cơ chế khác.

 

Chiều ngày 29/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp trưởng đoàn các nước ASEAN nhân dịp tham dự Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan An ninh các nước ASEAN lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội.

 

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng các vị trưởng đoàn sang Việt Nam tham dự Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan An ninh các nước ASEAN.

 

Đây là Hội nghị có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong hợp tác an ninh chung của ASEAN cũng như thúc đẩy tiến trình hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

 

Thủ tướng đánh giá cao kết quả Hội nghị sẽ góp phần gắn kết chặt chẽ và hiệu quả hơn giữa các cơ quan an ninh ASEAN, không chỉ đảm bảo an ninh của mỗi nước mà đảm bảo an ninh của cả khu vực Đông Nam Á.

 

Thủ tướng mong muốn các cơ quan an ninh ASEAN thực hiện hiệu quả các thỏa thuận, cam kết đã đạt được tại Hội nghị lần này, đồng thời duy trì Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan An ninh các nước ASEAN trở thành hoạt động thường niên được tổ chức luân phiên tại từng nước thành viên.

 

Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn lãnh đạo các ASEAN đã và đang ủng hộ Việt Nam thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, góp phần nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của ASEAN trên trường quốc tế và thực hiện thành công mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

 

Thay mặt trưởng đoàn các nước ASEAN, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Thường trực Indonesia tại ASEAN,  I Gede Ngurah Swajaya tin tưởng với vị trí, uy tín và vai trò tích cực của mình, Việt Nam sẽ đảm trách thành công cương vị Chủ tịch ASEAN 2010, đóng góp thiết thực vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, tăng cường gắn kết giữa các thể chế và các nền kinh tế trong khu vực, trong đó tăng cường hợp tác an ninh là yếu tố bền vững để thực hiện các mục tiêu chung.

 

Trưởng đoàn Cơ quan An ninh các nước ASEAN đánh giá cao sáng kiến của Bộ Công an Việt Nam tổ chức Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan An ninh các nước ASEAN.

 

Hội nghị đã tập trung thảo luận và nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an ninh cũng như xây dựng chương trình hợp tác an ninh chung của ASEAN./.

 

Thành Chung

(http://vovnews.vn/)

Các bài viết khác