Ưu tiên bố trí nguồn lực cho phục hồi kinh tế các địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

04/11/2024

Tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 4/11 về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng – Bế Minh Đức đề nghị ưu tiên bố trí nguồn lực cho phục hồi kinh tế các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, nhất là các tỉnh biên giới, vùng ĐBDTTS

Cao Bằng: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Giải ngân vốn Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt thấp

Về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2025, theo đại biểu Bế Minh Đức: dù còn nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Dự toán tổng thu ngân sách năm 2024 đạt 1,7 triệu tỷ đồng, ước cả năm thực hiện 1,87 triệu tỷ đồng, vượt cao so với dự toán. Kết cấu hạ tầng hạ tầng giao thông có bước đột phá mới, nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia được tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai và đưa vào khai thác…

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng – Bế Minh Đức

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả rất quan trọng thì tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2024 vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Như tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm 2024 của cả nước còn chậm. Việc thực hiện nguồn vốn tại các CTMTQG, nhất là chương trình dành cho vùng đồng bào DTTS, tỷ lệ giải ngân đạt thấp, còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ, giải quyết kịp thời…

Ưu tiên bố trí nguồn lực cho phục hồi kinh tế các địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Về vấn đề khắc phục và phục hồi kinh tế - xã hội đối với các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề của Bão số 3. Theo đại biểu, cơn bão đã gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là tại tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng, kèm theo bão là mưa lớn kéo dài trên diện rộng tại hầu hết khu vực Bắc Bộ, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Đại biểu Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT

Riêng các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Cao Bằng là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, cả về người, tài sản, hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế… Bão số 3 đã cướp đi sinh mạng của 57 người tại Cao Bằng và gây thiệt hại cho nhân dân Cao Bằng trên 1000 tỷ đồng.

Cử tri và nhân dân vô cùng cảm động khi ngay trong lúc xảy ra thiên tai, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ cũng như người dân cả nước đã trực tiếp đến khu vực bị ảnh hưởng của bão để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại.

Các đại biểu tại phiên thảo luận tại hội trường sáng 4/11

Tuy nhiên, thiệt hại do cơn bão số 3 là hết sức to lớn. Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, còn nhiều khó khăn - nay càng khó khăn hơn. Bão số 3 đã làm nhiều tuyến giao thông kết nối liên tỉnh, liên vùng như QL 34, QL 34B, QL4 hư hỏng nghiêm trọng, có hàng trăm điểm sạt lở, sụt lún rất khó khắc phục, nhiều trường học trong vùng ảnh hưởng tuy chưa chịu thiệt hại nhưng nguy cơ sạt lở cao, hiện nay để đảm bảo an toàn cho các cháu học sinh, địa phương không thể bố trí cho các em học tại địa điểm cũ…

Từ thực tế trên, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, nghiên cứu có gói phục hồi kinh tế sau bão số 3 cho các địa phương bị ảnh hưởng từ nguồn tăng thu năm 2024, ngoài việc bố trí nguồn lực cho các dự án trọng điểm quốc gia, cần đặc biệt ưu tiên bố trí nguồn lực cho phục hồi kinh tế các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, nhất là các tỉnh biên giới, vùng ĐBDTTS, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối liên vùng, trường học, các dự án bố trí ổn định dân cư… giúp nhân dân tiếp tục ổn định lâu dài, tiếp tục bám đất, giữ làng, góp phần bảo vệ biên giới vững chắc và vươn lên phát triển kinh tế - xã hội.

Lê Điệp

Các bài viết khác