Xây dựng Nhà máy điện hạt nhân: An toàn phải đặt lên hàng đầu

14/11/2009

Theo ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội, phải rất coi trọng rất nhiều yếu tố nhất là về công nghệ, tìm kiếm nguồn vốn … để đảm bảo an toàn và phù hợp với năng lực kinh tế của đất nước.

(VOV) - Chiều nay (13/11), Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên điều khiển phiên họp.

 

Theo Tờ trình của Chính phủ, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, có tổng công suất 4.000 Mw. Tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu theo 3 phương án; thấp nhất là 10,297 tỷ USD, cao chất là 12,217 tỷ USD; trong đó, phần vốn vay nước ngoài 75%. Cũng theo dự kiến nhà máy số 1 khởi công vào năm 2014, đưa vào vận hành năm 2020; nhà máy số 2, xây dựng năm 20121 và vận hành vào năm 2022.

 

Thảo luận về Dự án này, một số đại biểu Quốc hội đề nghị chưa nên xây dựng Nhà máy, vì rất tốn kém mà nguồn lực của Nhà nước ta chưa đủ điều kiện. Tuy nhiên, hầu hết đại biểu đều cho rằng, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển đất nước trong những năm tới.

 

Theo ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội, đây là lần đầu tiên nước ta triển khai một dự án điện hạt nhân, nên phải rất coi trọng rất nhiều yếu tố; nhất là về công nghệ, tìm kiếm nguồn vốn, lựa chọn nhân lực… để đảm bảo an toàn và phù hợp với năng lực kinh tế của đất nước.

 

Đại biểu Lê Minh Hồng (đoàn Nghệ An) cho rằng, một nhà máy điện hạt nhân, điều quan trọng nhất chính là phải xác định được mức độ an toàn. Muốn đảm bảo an toàn thì phải lựa chọn công nghệ hiện đại; vì các tai nạn xảy ra ở các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới cho đến nay chủ yếu liên quan đến sự bất cẩn của người vận hành, chứ không phải liên quan trực tiếp đến chất lượng của công nghệ.

Ngọc Năm- Sông Thao

(http://vovnews.vn)

Các bài viết khác