Đại biểu Quốc hội với việc thực hiện sáng quyền lập pháp - kinh nghiệm của Việt Nam và quốc tế

25/04/2013

Ngày 23 - 24.4, tại Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với Viện Rosa Luxemburg (CHLB Đức) tổ chức Hội thảo ĐBQH với việc thực hiện sáng quyền lập pháp - kinh nghiệm của Việt Nam và quốc tế.

Tại hội thảo, các đại biểu nhất trí cho rằng, sáng quyền lập pháp là bước đầu tiên trong quy trình lập pháp, có vai trò đặc biệt quan trọng. Bước đầu tiên này sẽ quyết định đến việc hình thành của một dự án luật nói riêng cũng như hiệu quả công tác lập pháp của QH nói chung. Ở nước ta, quyền trình sáng kiến pháp luật của ĐBQH được ghi nhận trong Hiến pháp và được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức QH, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo đó, ĐBQH có quyền trình và kiến nghị về luật ra trước QH. Tuy nhiên, việc thực hiện sáng quyền lập pháp của ĐBQH thời gian qua trên thực tế còn rất hạn chế. Thống kê trong 12 nhiệm kỳ QH chưa có dự án luật hay dự án pháp lệnh nào do cá nhân ĐBQH trình. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện bảo đảm cho ĐBQH thực hiện sáng quyền lập pháp còn hạn chế. 

Nhiều đại biểu cho rằng, ĐBQH cần được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất và bộ máy giúp việc để thực hiện quyền sáng kiến lập pháp; đồng thời, có cơ chế khuyến khích ĐBQH đưa ra các sáng kiến lập pháp. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng đề nghị nên có quy định về quyền bảo vệ sáng kiến lập pháp của ĐBQH trước cơ quan chuẩn bị dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH.

 

H. Ngọc

(http://daibieunhandan.vn/)

Các bài viết khác