TỔNG THUẬT SÁNG 10/8: PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN NHÓM VẤN ĐỀ THUỘC LĨNH VỰC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ CÔNG AN
Theo đó, công tác giám sát này nhằm đánh giá toàn diện việc thực hiện của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023; đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nghị quyết của các cơ quan và làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát. Các kiến nghị, đề xuất của các cơ quan liên quan sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm, xem xét, kịp thời điều chỉnh phù hợp trong chỉ đạo, điều hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật, xử lý những tồn tại, vướng mắc, bảo đảm các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
Bên cạnh đó cũng thể hiện trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc theo dõi, giám sát đến cùng những nội dung đã được giám sát, những vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhằm tăng cường sự đồng thuận, tin tưởng của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Chính phủ, các Bộ, ngành trong bộ máy nhà nước và hoạt động của Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 14.
Trên cơ sở xem xét kết quả thực hiện các nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, ban hành nghị quyết về việc tiếp tục xem xét, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn (xem xét chấm dứt hiệu lực thi hành đối với các nghị quyết đã thực hiện xong, đưa ra các yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp, thời hạn thực hiện trong thời gian tới đối với các nghị quyết chưa thực hiện xong).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan bám sát quy định của pháp luật và Kế hoạch này để triển khai thực hiện. Cụ thể:
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó cần đánh giá đầy đủ theo từng nội dung (theo đề cương gửi kèm), bảo đảm yêu cầu về chất lượng và tiến độ. Báo cáo của các cơ quan cần nêu rõ những nhiệm vụ đã hoàn thành, chưa hoàn thành, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; những nhiệm vụ đang trong quá trình triển khai; trách nhiệm của người đứng đầu, đề xuất giải pháp, kiến nghị và cam kết thực hiện trong thời gian tới đối với những nội dung chưa hoàn thành theo các nghị quyết. Trường hợp nội dung trùng nhau giữa các nghị quyết, đề nghị tập trung báo cáo theo một nghị quyết và dẫn chiếu các nghị quyết còn lại.
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể tổ chức giám sát, khảo sát, xây dựng đề cương chi tiết phù hợp với từng nghị quyết (nếu cần thiết) để phục vụ việc thẩm tra các báo cáo, chuẩn bị báo cáo ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn. Báo cáo thẩm tra, báo cáo ý kiến cần đánh giá đầy đủ, bảo đảm khách quan; chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan, những chuyển biến sau khi nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành; những yêu cầu tiếp tục triển khai trong thời gian tới; đề xuất, kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm hoàn thiện thể chế và công tác tổ chức, điều hành.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khảo sát, kiểm tra việc quản lý hồ sơ, công tác tiếp dân tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương.
Về nội dung cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc thực hiện đối với các nghị quyết về giám sát chuyên đề và nghị quyết về hoạt động chất vấn sau:
* Nghị quyết về giám sát chuyên đề:
1. Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
2. Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 ngày 07/10/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
* Nghị quyết về hoạt động chất vấn:
1. Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 ngày 28/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
2. Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 ngày 18/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
3. Nghị quyết số 755/NQ-UBTVQH15 ngày 27/3/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
4. Nghị quyết số 853/NQ-UBTVQH15 ngày 30/8/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công thẩm tra, chuẩn bị báo cáo ý kiến các nội dung cụ thể của từng nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo nguyên tắc sau:
- Đối với nghị quyết về giám sát chuyên đề: Cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ trì về nội dung chuyên đề giám sát tiếp tục chủ trì, tổ chức thẩm tra, chuẩn bị báo cáo ý kiến đối với báo cáo của các cơ quan trong việc thực hiện các nghị quyết. Cơ quan chủ trì thẩm tra, chuẩn bị báo cáo ý kiến có thể đề nghị các cơ quan khác của Quốc hội tham gia thẩm tra, chuẩn bị ý kiến (nếu cần thiết), bảo đảm tiến độ xây dựng báo cáo theo Kế hoạch.
- Đối với nghị quyết về hoạt động chất vấn: Các cơ quan của Quốc hội thẩm tra từng nội dung cụ thể của các nghị quyết theo lĩnh vực phụ trách.
Về tiến độ triển khai:
1. Chậm nhất là ngày 31/5/2024, Chính phủ (xây dựng báo cáo theo từng lĩnh vực Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ký báo cáo của Chính phủ), Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoàn thành báo cáo (số liệu báo cáo tính từ khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết đến ngày 30/4/2024) và gửi đến Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra, gửi đến Ban Dân nguyện để chuẩn bị báo cáo ý kiến; đồng thời, gửi báo cáo đến Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng báo cáo tóm tắt (Chính phủ xây dụng báo cáo tóm tắt trên cơ sở báo cáo của Chính phủ theo từng lĩnh vực) để trình bày tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Chậm nhất là ngày 30/6/2024, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội gửi báo cáo thẩm tra, Ban Dân nguyện gửi báo cáo ý kiến đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội (qua Tổng Thư ký Quốc hội) để xây dựng Báo cáo tổng hợp.
3. Chậm nhất là ngày 30/7/2024, Tổng Thư ký Quốc hội hoàn thiện Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra, gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội.
4. Tại Phiên họp thứ 36 (tháng 8/2024), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức xem xét và chất vấn việc thực hiện các nghị quyết (dự kiến 02 ngày - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành kế hoạch riêng).
5. Trên cơ sở kết quả phiên chất vấn, Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng và hoàn thiện dự thảo nghị quyết chất vấn, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành.