Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Hiện nay quy mô tín dụng các đối tượng chính sách ngày càng lớn, trong điều kiện bộ máy tổ chức hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội còn mỏng, chủ yếu thực hiện ủy thác cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, điều chỉnh hợp lý quy định tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các đơn vị liên quan (Ngân hàng Chính sách xã hội, các đoàn thể vay chính sách, đồng thời đảm bảo các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: Hà Tĩnh   

Đơn vị xử lý: Ngân hàng chính sách xã hội   

Lĩnh vực: Ngân hàng chính sách xã hội   

Trả lời:

Tại công văn số 2442/NHCS-TDNN ngày 03/7/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

Ngày 10/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 852/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển của NHCSXH giai đoạn 2011-2020, theo đó mục tiêu là phát triển NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước, gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hiện nay, thực hiện cho vay và quản lý vốn vay của các chương trình tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện tổ chức và bộ máy NHCSXH đang đảm nhận, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

NHCSXH ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện một số nội dung công việc trong quy trình cho vay hiện nay là phù hợp với năng lực quản lý, phương thức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy được những điểm mạnh của tổ chức hội có màng lưới, cán bộ ở tất cả các xã, đặc biệt có chi hội hoạt động ở thôn, bản, ấp, buôn, phum, sóc ... gần dân nhất cùng tham gia góp sức trong việc tuyên truyền, bình xét cho vay, giám sát sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi, hướng dẫn về cách thức sản xuất, làm ăn đạt hiệu quả; tham gia và giám sát việc thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Thông qua hoạt động nhận ủy thác cũng đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội có thêm điều kiện củng cố tổ chức của mình sát dân, gần dân hơn, hoạt động hiệu quả hơn; thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội, đoàn thể tốt hơn; năng lực của cán bộ Hội, đoàn thể được nâng cao kể cả ở những nơi vùng sâu, vùng xa, miền núi, làm cho hội viên gắn bó hơn với các tổ chức hội. Việc thực hiện dịch vụ ủy thác cũng đã góp phần nâng cao năng lực tổ chức điều hành và phối hợp của đội ngũ cán bộ Hội đặc biệt cán bộ cấp cơ sở.

Phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số khâu tác nghiệp cho các tổ chức chính trị-xã hội thông qua hoạt động của Tổ giao dịch lưu động NHCSXH tại Điểm giao dịch xã, nhằm tiết giảm tối đa chi phí cho người vay, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận được với dịch vụ tài chính tín dụng, trong khi vẫn tiết kiệm được chi phí quản lý cho ngân sách Nhà nước. Phương thức này thể hiện tính ưu việt riêng có của NHCSXH và đã được Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và các tổ chức chính trị - xã hội ghi nhận và đánh giá cao tại Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH vừa tổ chức tại Hà Nội trong tháng 4 năm 2013. Công tác ủy thác qua tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác xóa đói, giảm nghèo và hỗ trợ tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách của Nhà nước do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện.

Các câu hỏi cùng địa phương: