Sản xuất nông nghiệp nước ta diễn ra trong điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nhiệt, hàng năm liên tiếp xảy ra thiên tai bão lụt, dịch bệnh, gây rủi ro lớn cho nông dân. Mặt khác, trình độ canh tác và năng suất lao động nông nghiệp còn thấp. Trong khi, chi phí đầu vào cho sản xuất chủ yếu là vật tư nông nghiệp lại phần lớn nhập khẩu với giá cao, đã đẩy giá thành nông sản phẩm tăng lên, đã làm cho đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh. Để tháo gỡ khó khăn nói trên, Đảng và Nhà nước những năm qua đã có hàng loạt giải pháp và chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp và nông dân như sau:
1. Đảm bảo đầu vào cho sản xuất nông nghiệp:
- Nhà nước đã có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng nhiều nhà máy phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, nhà máy thức ăn gia súc để đảm bảo đầu vào cho sản xuất nông nghiệp ổn định, giá cả hợp lý.
- Khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để hạ giá bán vật tư cho nông dân; khuyến khích việc nuôi trồng thuỷ sản.
- Hộ trợ giống gốc chăn nuôi; hỗ trợ cước phí vận chuyển vật tư nông nghiệp cho các tỉnh miền núi, các huyện vùng sâu, vùng xa…
- Sử dụng Quỹ dự trữ quốc gia về vắc xin thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, lương thực …để hỗ trợ cho nông dân khi thiên tai, dịch bệnh; cùng với hỗ trợ một phần kinh phí giúp nông dân phục hồi sản xuất, vượt qua khó khăn
- Tăng cường chương trình giống để đảm bảo đủ giống chất lượng.
- Chỉ đạo hệ thống khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và đáp ứng đủ giống có chất lượng cho sản xuất. Triển khai sâu rộng tiến bộ kỹ thuật “ 3 giảm 3 tăng”, 1 phải 5 giảm, để giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành nông sản.
- Tập trung đầu tư các công trình xây dựng thủy lợi, nhất là các công trình hoàn thành để đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất lúa và cây trồng khác.
2. Đảm bảo đầu ra cho sản xuất nông nghiệp:
- Hướng dẫn nông dân mở thêm các ngành nghề mới, thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, tổ chức tốt việc thu mua xuất khẩu để tăng thu nhập cho nông dân, để có điều kiện mua vật tư nông nghiệp trước vụ sản xuất, bán sản phẩm khi được giá, yên tâm đầu tư.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; phát huy hơn nữa thị trường truyền thống, đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường mới, cả trong nước và thế giới; để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân tiêu thụ hết sản phẩm nông nghiệp làm ra.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vay cho doanh nghiệp để mua lúa gạo tạm trữ vào thời vụ thu hoạch hoặc số lượng lúa gạo còn tồn đọng lớn trong dân.
- Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại từ Trung ương tới địa phương.