Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Đào tạo nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá để phát triển theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay còn dàn trải, lãng phí do cơ chế phân bổ nguồn kinh phí đào tạo chưa hợp lý. Cử tri đề nghị cần phân cấp nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn về địa phương để các địa phương chủ động phân bổ nguồn kinh phí đào tạo các nghề trọng điểm là thế mạnh của địa phương.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: Hà Nam   

Đơn vị xử lý: Bộ lao động, thương binh và xã hội   

Lĩnh vực: Dạy nghề    Tiền lương, bảo hiểm xã hội    Lao động, việc làm, pháp chế   

Trả lời:

Tại công văn số 3471/LĐTBXH-VP ngày 12/9/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

Hiện nay, đồng thời với thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách, chương trình, dự án, đề án khác có hoạt động dạy nghề cho lao đông nông thôn được nhà nước bố trí ngân sách và giao cho các Bộ, ngành khác nhau chủ trì, chỉ đạo tổ chức thực hiện như:

- Chính sách hỗ dạy nghề để chuyển đổi nghề  theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, chỉ đạo tổ chức thực hiện;

- Chính sách hỗ trợ dạy nghề cho người dân tộc thiểu số làm việc tại các đơn vị, tổ chức theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, chỉ đạo tổ chức thực hiện;

- Chính sách dạy nghề trong hoạt động khuyến nông theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, chỉ đạo tổ chức thực hiện;

- Chính sách về dạy nghề trong hoạt động khuyến công theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về Khuyến công do Bộ Công Thương chủ trì, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Riêng kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg được bố trí trong Chương trình Mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội phương án phân bổ kinh phí từ ngân sách Trung ương cho các địa phương chủ động thực hiện. Ủy ban nhân dân các địa phương phân bổ dự toán chi tiết để thực hiện Đề án 1956 tại địa phương đồng thời với việc phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước được giao hàng năm, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để giám sát và thực hiện theo quy định; gửi báo cáo kết quả phân bổ vốn, kinh phí thực hiện chi tiết về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp theo quy định.

Các câu hỏi cùng địa phương: