Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Đề nghị đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý, kiểm dịch qua biên giới để tránh tình trạng lây lan các dịch bệnh có thể gây ra hậu quả khó lường.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: Quảng Bình    Cao Bằng   

Đơn vị xử lý: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn   

Lĩnh vực: Các vấn đề nông nghiệp khác   

Trả lời:

Tại công văn số 3050 /BNN-TY ngày 03/9/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

1. Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Do diễn biến dịch Cúm gia cầm trong thời gian qua tại các nước láng giềng hết sức phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1108/CĐ-TTg ngày 31/7/2012 chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh và các Bộ, ngành tăng cường kiểm soát gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới.

- Ngày 03/7/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 2021/BNN-TY gửi UBND các tỉnh biên giới; các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Giao thông Vận tải về việc tăng cường kiểm soát và xử lý kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp với Cục Thú y tổ chức các Đoàn kiểm tra nhằm chấn chỉnh công tác kiểm dịch tại các tỉnh, thành phố có cửa khẩu đường bộ, đường biển gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Lào Cai, Yên Bái;

2. Công tác quản lý, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Bộ đã tổ chức các đoàn kiểm tra nhằm tăng cường, chấn chỉnh công tác kiểm dịch trên các địa bàn làm nơi trung chuyển hoặc tập kết những sản phẩm nhập khẩu lậu qua biên giới như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương;

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với các ngành địa phương, tổ chức ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ và kiên quyết xử lý tiêu hủy gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc; tìm hiểu công nghệ lò đốt Hurikan do hãng Waste Spectrum của Vương quốc Anh sản xuất sử dụng để thiêu hủy gia súc, gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, thiết bị có thể đặt cố định hoặc lưu động và đề xuất cho triển khai sử dụng thí điểm;

- Phối hợp với các ngành chức năng xác định địa điểm, tư vấn kỹ thuật tiêu hủy gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, không gây ảnh hưởng đến môi trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01-41:2011/BNNPTNT kèm theo Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2011 về yêu cầu xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật, trong đó có gia cầm và sản phẩm gia cầm. Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT có thể truy cập trên trang web của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại http://law.omard.gov.vn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Thú y cập nhật và đăng tải danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh gia cầm giống trong nước để nhân dân được biết nguồn cung cấp, có thể lựa chọn mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, tránh việc nhập khẩu lậu con giống không rõ nguồn gốc. Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh gia cầm giống có thể truy cập tại website www.cucthuy.gov.vn

- Thực hiện Quyết định 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn nhập khẩu gia cầm trái phép. Đối với gia cầm nhập lậu, gia cầm bán tại một số chợ, Cục Thú y đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện lấy mẫu xét nghiệm vi rút cúm gia cầm H5N1, H7N9; phân tích chỉ tiêu các chất tồn dư, hóa chất độc hại như nhóm Tetracycline, Tylosin, Cloramphenicol, Sulfadiazine để phục vụ công tác xử lý và đánh giá nguy cơ dịch bệnh.

- Chỉ đạo cơ quan thú y thực hiện nghiêm việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm theo quy định của pháp luật về thú y, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của cơ quan thú y; chỉ đạo cơ quan thú y phân công cán bộ kiểm dịch luân phiên làm việc cả ngày nghỉ để đáp ứng kịp thời nhu cầu vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm của các tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước.

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: