Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Cử tri cho rằng việc khám chữa bệnh bằng thẻ Bảo hiểm y tế hiện nay còn nhiều điều phải suy nghĩ: thứ nhất: có sự phân biệt đối xử giữa khám dịch vụ và khám thẻ BHYT (các bệnh viện tuyến TƯ luôn quá tải, bệnh nhân không đủ giường để nằm dù phải nằm ghép, trong khi đó nếu trả tiền thuê phòng dịch vụ thì vẫn có giường riêng, trong khi đây đều là các cơ sở công lập do nhà nước đầu tư); thứ hai: cơ sở vật chất không đảm bảo; thứ ba: thiếu đội ngũ y bác sỹ thực thi nhiệm vụ “lương y như từ mẫu”; thứ tư: cơ số thuốc không đầy đủ, người bệnh phải mua thuốc ngoài với giá cao; đồng thời cùng một loại thuốc nhưng giá thuốc mỗi nơi, mỗi khu vực đều khác nhau… Đề nghị Bộ Y tế chấn chỉnh kịp thời, đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ, tiến tới xử lý triệt để, đáp ứng đủ điều kiện khám chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi của người khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: Long An    An Giang    Tây Ninh    Bến Tre   

Đơn vị xử lý: Bộ y tế   

Lĩnh vực: Bảo hiểm y tế   

Trả lời:

Tại công văn số 5468/BYT-VPB1 ngày 04/9/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

Đề nghị Bộ Y tế chấn chỉnh kịp thời, đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ, tiến tới xử lý triệt để, đáp ứng đủ điều kiện khám chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi của người khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

1. Về kiến nghị có sự phân biệt đối xử giữa khám dịch vụ và khám thẻ BHYT, Bộ Y tế xin khẳng định: về chính sách không có sự phân biệt giữa hai nhóm đối tượng này.

Bộ Y tế xin tiếp thu và sẽ chỉ đạo các Sở Y tế thường xuyên đôn đốc nhắc nhở và kiểm tra, giám sát tại các cơ sở y tế về vấn đề này. Bên cạnh đó, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong thời gian qua, với mục đích từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh nói chung và người bệnh bảo hiểm y tế nói riêng khi đi khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các hoạt động nhằm cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh, giảm thời gian chờ đợi khám bệnh, cụ thể như sau:

-  Tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản hướng dẫn về bảo hiểm y tế cho toàn thể cán bộ nhân viên của đơn vị;

- Thủ trưởng các đơn vị tổ chức rà soát thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, bố trí hệ thống đăng ký và nơi khám bệnh một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Cải tiến quy trình, thủ tục hành chính, bổ sung bảng chỉ dẫn các khoa phòng, bảng hướng dẫn thủ tục khám, chữa bệnh, cung cấp thông tin về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế;

 - Tăng cường tin học hoá trong quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; giải quyết một cách khoa học và công bằng trong việc tổ chức khám chữa bệnh, không phân biệt người bệnh tự trả viện phí và người bệnh bảo hiểm y tế.

-  Công khai bảng giá viện phí theo quy định; thực hiện công khai, minh bạch các khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả hay được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Đặc biệt, sau khi Thông tư số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được có hiệu lực, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 05 ngày 10/9/2012, chỉ thị này đã giao trách nhiệm cụ thể cho Giám đốc Sở Y tế, giám đốc các bệnh viện trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh gắn với điều chỉnh giá viện phí.

- Bộ Y tế cũng có văn bản yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam không ban hành thêm các quy định, thủ tục liên quan đến bảo hiểm y tế để không làm tăng thủ tục hành chính cũng như khối lượng công việc của các bên.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số đơn vị y tế tiếp tục nghiên cứu từng bước cải tiến hơn nữa quy trình khám chữa bệnh và kiểm tra, giám sát quản lý chất lượng bệnh viện nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh và tránh sự phiền hà cho người bệnh.

2. Về kiến nghị việc cơ sở vật chất không đảm bảo quyền lợi cho người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Trong những năm qua, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh và hầu hết các bệnh viện tuyến huyện đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị theo Đề án 225, Đề án 47, Đề án 930 của Chính phủ. Các tỉnh Bến Tre, Tây Ninh, An Giang, Long An đều đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Nhiều bệnh viện đã hoàn thành khang trang, hiện đại và đã hoạt động hiệu quả phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008-2011 và 2012-2015, thực hiện các Nghị quyết 881/NQ-UBTVQH12 của Quốc hội, Nghị quyết 11/2011/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên việc đầu tư gặp phải nhiều khó khăn. Một số dự án phải giãn, hoãn tiến độ, một số dự án phải tạm dừng để đầu tư sau năm 2015 hoặc phải chuyển đổi hình thức đầu tư, cụ thể:

- Tỉnh Bến Tre đã được đầu tư giai đoạn 2008-2011: 285,5 tỷ đồng/371,1 tỷ đồng tổng mức vốn hỗ trợ ban đầu; giai đoạn 2012-2015 được giao tiếp tục thực hiện là 359,5 tỷ đồng.

- Tỉnh Tây Ninh được đầu tư bệnh viện tuyến huyện giai đoạn 2008-2011 là 111,8 tỷ đồng /111,8 tỷ đồng tổng mức hỗ trợ. Bệnh viện tuyến tỉnh chưa được đầu tư do không thuộc danh mục các dự án theo Nghị quyết số 881/NQ-UBTVQH12 của Quốc hội.

- Tỉnh An Giang được đầu tư giai đoạn 2008-2011: 367 tỷ đồng/1036 tỷ đồng tổng mức hỗ trợ ban đầu; giai đoạn 2012-2015 được bố trí tiếp là 315,8 tỷ đồng.

-  Tỉnh Long An được đầu tư giai đoạn 2008-2011: 318 tỷ đồng/719 tỷ đồng tổng mức hỗ trợ ban đầu; giai đoạn 2012-2015 được bố trí tiếp là 571,8 tỷ đồng.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ trình Chính phủ báo cáo Quốc hội để bổ sung vào giai đoạn sau năm 2015, mặt khác cũng đề nghị các tỉnh chủ động bố trí bằng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đưa vào sử dụng.

3. Về việc thiếu đội ngũ y bác sỹ thực thi nhiệm vụ “lương y như từ mẫu”

Trong những năm qua, ngành y tế đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành và nhân dân đánh giá cao. Nhiều tấm gương cán bộ, nhân viên y tế tận tụy phục vụ nhân dân, hết lòng, hết sức chăm sóc, cứu chữa người bệnh đã được Đảng, Chính phủ, ngành y tế tôn vinh, được nhân dân, báo chí, công luận biểu dương, nêu tấm gương tốt.

Tuy nhiên, bên cạnh đó trên thực tế vẫn còn tình trạng một số cán bộ, nhân viên y tế có thái độ thờ ơ, cáu gắt, thiếu hòa nhã trong giao tiếp, ứng xử, gây phiền hà cho người bệnh và gia đình người bệnh. Vẫn còn có viên chức y tế vòi vĩnh, đòi hỏi, nhận tiền, quà biếu của người bệnh và gia đình người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

a. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu y đức và thái độ không đúng mực của cán bộ y tế:

- Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, số lượng người đến khám bệnh, chữa bệnh và yêu cầu chính đáng của người bệnh, gia đình người bệnh ngày càng tăng. Khi quá tải, người bệnh, gia đình người bệnh và cả nhân viên y tế đều trong tình trạng căng thẳng, bức xúc, nên dễ để xảy ra tình trạng cáu gắt, thái độ chưa đúng mực, làm chưa đúng quy trình quy định về khám bệnh, chữa bệnh.

- Công tác chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho từng công chức, viên chức y tế, là nhiệm vụ của là lãnh đạo, quản lý trực tiếp của từng cơ quan, đơn vị y tế. Trên cơ sở các quy định của Bộ Y tế, đơn vị phải cụ thể hóa, tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và kiên quyết xử lý nếu công chức, viên chức dưới quyền để xảy ra vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: