Tra cứu thông tin kiến nghị cử tri
Tìm kiếm
 

Xây dựng và phát triển thủy điện đang được thực hiện tràn lan gây nhiều nguy cơ, thảm họa cho trước mắt và lâu dài. Trong khi đó, Chính phủ thiếu quy hoạch phát triển chung gắn với phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược bảo vệ môi trường và sự liên kết, điều hòa hợp lý trong quản lý, khai thác, vận hành các nhà máy thủy điện trên các lưu vực sông. Chính phủ đã có phân công trách nhiệm của các Bộ như

  

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5   

Địa phương: Thanh Hóa   

Đơn vị xử lý: Bộ công thương   

Lĩnh vực: Điện   

Trả lời:

Tại công văn số 7590/BCT –KH ngày 26/8/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

Nước ta với 3.450 sông, suối tương đối lớn, tiềm năng thủy điện về lý thuyết khá lớn với tổng công suất khoảng 35.000MW và điện lượng khoảng 300 tỷ kWh/năm, trong đó, miền Bắc chiếm khoảng 60%, miền Trung chiếm khoảng 27% và miền Nam chiếm khoảng 13%. Nếu tính toán về mức độ khả thi về kinh tế kỹ thuật thì chỉ có thể khai thác được khoảng 26.000MW (khoảng 100 tỷ kWh/năm). Đây là tài nguyên quý giá của quốc gia, nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, giá thành rẻ hơn các nguồn năng lượng khác nên cần được khai thác hợp lý.

Căn cứ vào Kết luận số 26-KL/TW ngày 24 tháng 10 năm 2003 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định số 176/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 về chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam và Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007, Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 về chiến lược phát triển năng lượng. Trong đó, nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, thủy điện...) được ưu tiên phát triển, nhất là các công trình thủy điện có lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, chống hạn...), khuyến khích đầu tư các nguồn thủy điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng sạch, tái sinh này.

Để khai thác hợp lý tiềm năng thủy điện, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành, đã chỉ đạo và phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan lập các quy hoạch thủy điện để đầu tư phát triển, trong quá trình thực hiện đã chỉ đạo, phối hợp rà soát quy hoạch phát triển các dự án thủy điện để đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Nhìn chung, công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện đã được thực hiện khá tốt, tuân thủ quy định của pháp luật, đạt được những kết quả tích cực. Theo thống kê, năm 2012 các nhà máy thủy điện đã đóng góp tới 48,26% công suất và 43,9% điện lượng cho hệ thống điện quốc gia. Các hồ thủy điện với tổng dung tích hàng chục tỷ m3 đã đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động tích trữ để bổ sung lưu lượng, cấp nước về mùa kiệt và cắt giảm lũ phục vụ sinh hoạt, sản xuất, bảo vệ môi trường... cho hạ du. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các hồ thủy điện sẽ chiếm khoảng 86% tổng dung tích của các hồ chứa trong cả nước (56 tỷ m3 trong tổng số 65 tỷ m3).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập, yếu kém, nhất là về chất lượng quy hoạch thủy điện nhỏ, quản lý chất lượng công trình, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong quản lý, giám sát công tác bồi thường, tái định cư, việc xây dựng và thực hiện các văn bản pháp lý liên quan...

Nhận thức rõ các hạn chế này, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước năm 1998. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tài nguyên nước (số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012). Theo đó, đã quy định cụ thể nhiều biện pháp để quản lý chặt chẽ hơn đối với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong phát triển thủy điện, từ khâu quy hoạch, đầu tư xây dựng đến vận hành công trình. Đồng thời, theo chỉ đạo của Quốc hội và yêu cầu thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng (trong đó có công trình thủy điện). Bộ Công Thương cùng với các bộ, ngành, địa phương liên quan cũng đã và đang tiếp tục có các hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện đạt hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Trong đó, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện.

Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, hiện nay công tác rà soát quy hoạch các dự án thủy điện trên cả nước đã và đang được Bộ Công Thương tiến hành làm việc trực tiếp tại các địa phương để tiếp tục rà soát chi tiết quy hoạch thủy điện, công tác bồi thường tái định cư và công tác trồng bù rừng.  Theo chương trình, Bộ sẽ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Quốc hội khóa XIII.

Về kiến nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá: Bộ Công Thương đã có văn bản số: 4981/BCT-TCNL ngày 07 tháng 6 năm 2013 gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá.

Các câu hỏi cùng lĩnh vực:
Các câu hỏi cùng địa phương: