Hiện nay, các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực biển, hải đảo, đầm phá đang gặp nhiều khó khăn, do đây là lĩnh vực khá mới mẻ nhưng hệ thống văn bản hướng dẫn chưa nhiều; kinh phí đầu tư cho công tác điều tra, khảo sát, đo đạc xác lập bản đồ, cơ sở dữ liệu, đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ thông tin… chưa đảm bảo nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đề nghị Chính phủ quan tâm, có chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực này.
Đơn vị xử lý: Bộ tài nguyên và môi trường
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét đặt 4 trạm quan trắc theo quy hoạch đó là: Sông Lô, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên; suối Đỏ, huyện Hoàng Su Phì; sông Miện, huyện Yên Minh; sông Nho Quế, huyện Đồng Văn để giám sát nguồn nước từ biên giới chảy vào Việt Nam qua địa phận tỉnh Hà Giang.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ làm cơ sở để Ủy ban nhân dân các tỉnh điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phục vụ công tác cấp phép hoạt động theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Khoáng sản và khoản 3 Điều 11 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
Việc giao đất nông nghiệp hiện nay tồn tại một nghịch lý rất lớn là có hộ hoặc cá nhân được giao diện tích rất lớn, nhưng có hộ không được giao đất để sản xuất (nhất là những hộ mới phát sinh sau năm 1993). Đề nghị Chính phủ có hướng giải quyết để tạo điều kiện cho các hộ nông dân có đất sản xuất, ổn định cuộc sống.
Luật Khoáng sản (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011, song trong một số văn bản pháp quy dưới luật hướng dẫn thi hành vừa chậm lại vừa có nhiều điểm thiếu thống nhất, chồng chéo, khó thực hiện. Đặc biệt, Điều 5 của luật quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động khoáng sản phải có nghĩa vụ đóng góp ngân sách, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, nơi doanh nghiệp hoạt động cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể thi hành. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Điều 5 của Luật Khoáng sản.
Thực trạng diện tích đất trồng lúa đang giảm mạnh trong khi dân số nước ta tăng đều hàng năm. Từ năm 2005 đến năm 2011, có gần 450.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị, dẫn đến tình trạng nông dân nhiều địa phương rơi vào tình trạng không có đất canh tác. Phần lớn số tiền đền bù mà người nông dân nhận được chủ yếu sử dụng vào việc mua sắm, xây dựng nhà ở, rất ít người dùng khoản tiền này để đầu tư chuyển đổi ngành nghề; dẫn đến số lao động dôi dư, lao động bị mất việc làm ngày càng tăng. Để khắc phục tình hình này, cử tri kiến nghị Chính phủ có chủ trương quy hoạch lại diện tích đất nông nghiệp trong cả nước, tránh quy hoạch chuyển đổi làm giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng mục đích đất phi nông nghiệp mà việc sử dụng đất này không hiệu quả; có cơ chế phù hợp để giải quyết việc làm đối với người dân có đất bị thu hồi có mức sống tốt hơn trước khi bị thu hồi đất.
Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi khoản 4 Điều 2 Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân theo hướng:- Đối với các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định trong vùng nông trường (có giấy tờ về đất và khống có giấy tờ về đất) trước ngày 15/10/1993, nay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không phải nộp tiền sử dụng đất; - Đối với hộ ở ổn định từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004, nay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không phải nộp 40% tiền sử dụng đất; Với lý do là theo quy định tại khoản 4, Điều 2, Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ thì các hộ gia đình, cá nhân là các nông, lâm trường viên đã được giao đất làm nhà ở trước năm 1993, nay làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất, trong khi đó các hộ xung quanh nông trường, lâm trường cũng ở cùng thời điểm (trước năm 1993) với các hộ là công nhân viên nông, lâm trường thì không phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất (riêng tỉnh Sơn La còn khoảng trên 3.000 hộ thuộc đối tượng này).
Đa số cử tri phản ánh đất và nhà nằm trong vùng quy hoạch, mặc dù quy hoạch hết thời hạn nhưng cấp có thẩm quyền cũng không công bố là tiếp tục thực hiện hay xóa quy hoạch treo. Các dự án nằm trên vùng đất quy hoạch thì không thực hiện theo quy hoạch trong khi đó đất của người dân trồng cây cũng không xong, chuyển nhượng thì không được phép, nhà cửa đã bị xuống cấp cũng không được phép sửa chữa, xây dựng. Cử tri đề nghị cấp có thẩm quyền căn cứ theo quy định của pháp luật để quyết định tiếp tục hay thôi thực hiện quy hoạch. Nếu tiếp tục quy hoạch mà chậm thực hiện thì phải có chính sách hỗ trợ đối với người dân bị ảnh hưởng do quy hoạch treo kéo dài.
Trong Luật Đất đai sửa đổi lần này, cử tri đề nghị nên đền bù theo giá thị trường và giải thích cho cử tri rõ giá thị trường do cơ quan nào định ra, không thể để cơ quan nhà nước vừa ra quyết định thu hồi lại vừa định giá đất bồi thường theo giá thị trường, làm như vậy là vừa đá bóng vừa thổi còi.
Đề nghị xử lý hàm lượng thạch tín trong nước sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe của nhân dân.