Ý KIẾN ĐBQH Tp. ĐÀ NẴNG: GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG NỢ CÔNG, NỢ XẤU VÀ VIỆC DN NN KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ NGÂN HÀNG

07/04/2018

Ngày 10/01/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản trả lời câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thuý, Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng về giải pháp của Chính phủ nhằm giải quyết căn cơ tình trạng nợ công, nợ xấu cao và mất cân đối ngân sách nhà nước; và giải pháp xử lý nợ của Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh lỗ vốn, không thể trả được nợ ngân hàng.

Nội dung chất vấn của Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng:

1. Đề nghị Thủ ttướng cho biết: Chính phủ có những giải pháp gì để giải quyết căn cơ tình trạng nợ c ông và nợ xấu cao, mất cân đối ngân sách nhà nước?

2. Nhiều doanh nghiệp nhà nước kinh doanh lỗ vốn, không thể trả được nợ ngân hànghàng. Nếu ngân hàng, trong đó có ngân hàng nước ngoài xiết nợ thì Chính phủ sẽ giải quyết như thế nào?

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản trả lời chất vấn như sau:

1. Những giải pháp để giải quyết tình trangj nợ công và nợ xấu cao, mất cân đối ngân sách nhà nước:

a) Về nợ công:

Trước thực trạng cơ cấu ngân sách và nợ công và yêu cầu bảo đảm an ninh tài chính trong điều kiện nên kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, Chính phủ đã xây dựng Đề án và trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững đồng thời đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, Quốc hội đã quyết định các chi tiêu giới hạn về nợ công, bội chi trong trung hạn (bội chi ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn không quá 3,9% GDP, đến năm 2020 không quá 3,5% GDP; nợ công hằng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50%GDP). Để triển khai các mục tiêu này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai các giải pháp về cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công, cụ thể: tỷ trọng dự toán chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng từ mức 25,7% năm 2017 lên 26,2% năm 2018, kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020 trên 26%; tỷ trọng dự toán chi thường xuyên đã giảm từ mức 64,9% năm 2017 xuống 64,1% năm 2018, đến năm 2020 dự kiến uống dưới 64%; tăng kỳ hạn vay, giảm lãi suất, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp đã được nêu tại Nghị quyết số 07-NQ/TW, Nghị quyết số 25/2016/QH14 nói trên, trong đó tập trung kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công trong iowis hạn cho phép, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khaonr vay mới, kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ của chính quyền địa phương, bố trí nguồn bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước,...; thực hiện các giải pháp điều chỉnh chính sách thu theo hwonsg mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh phạm vi, đối tượng, rà soát thu hẹp diện miễn, giảm thuế, nghiên cứu bổ sung thuế tài sản phù hợp với điều kiện thực tế của Viêt Nam, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính trong thu, chi ngân sách nhà nước.

b) Về xử lý nợ xấu: 

Trong giai đoạn 2011 - 2015, xác đĩnh ử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách nhằm bảo đảm an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng, khơi thông tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, Chính phủ đã phê duyệt và chỉ đạo NHNN phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015", Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống cac TCTD" và Đề án "Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam."

Qua 04 năm triển khai các Đè án nêu trên, việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD nói chugn và xử lý nợ xấu nói riêng đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, thanh khoản của hệ thống các TCTD được đảm bảo nguy cơ đổ vỡ hệ thống được đẩy lùi, tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm an toàn; mặt bằng lãi suất giảm mạnh, cơ cấu tín dụng, chuyển dịch tíhc cưc theo hướng tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, chât lượng tín dụng từng bước được cải thiện, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đấy tăng trưởng hợp lý. Kết quả này dã khảng định tính đúng đắn, hiệu quả của các giải pháp xử lý nợ xấu trong điều kiện không có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước, cơ chế, chính sách còn nhiều hạn chế, bất cập và nền kinh tế còn nhiều khó khăn.

Luỹ kế từ 2012, đến cuối tháng 9/2017, tổng số nợ xấu được xử lý đạt 685,3 nghìn tỷ đồng, đưa nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 9/2017 còn 158,9 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,34%. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách thận trọng, giá trị nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn còn lớn (ước tính khoảng 55,80 nghìn tỷ đồng, chiém tỷ lệ 8,62% tổng dư nợ tín dụng, giảm so với mức 10,08% của cuối năm 2016), tiềm ẩn rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các TCTD.

Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, giúp xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu trong giai đoạn 2016 - 2020, CP đã chỉ đạo NHNN xây dựng, trình QH thông qua NQ thí điểm về xử lý nợ xấu của các TCTD với nhiều giải pháp mang tính đọt phá, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của TCTD, tổ chức mua bán nợ xấu tại Việt Nam. Ngay sau khi NQ 42 được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 giai nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ ngành, địa phương, trong đó NHNN với vai trò là cơ quan đầu mối có nhiệm vụ chỉ đạo các TCTD, VAMC và các đơn vị trong ngành Ngân hàng triển kahi quyết liệu các giải pháp xử lý nợ xấu; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu tại Nghị quyết, thường xuyên báo cáo Chính phủ các khó khăn, vướng mắc phát sinh để kịp thời có giải pháp tháo gỡ.

Bên cạnh đó, để tiếp tục xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của hệ thống TCTD, CP đã chỉ đạo NHNN xây dựng và trình Thủ Tướng Chỉnh phủ duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020". 

Với phương châm Chính phủ kiến tạo phát triển, quyết liệt hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, quán triệt và thực hiện hiểu quả các NQ của Đảng, QH, CP đã quan tâm chỉ đạo tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng và minh bạch cho mọi thành phần kinht ế, trong đó đặc biệt quan tâm hoàn thiện chính sách, pháp luật và đơn giản hoá thủ tục hành chính, nhất là về tín dụng, thuế, phí, đát đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, xuất nhập khẩu nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyét kịp thời hơn kiến nghị của doanh nghiệp, người dân. Trong 2017, CP đã ban hành và chỉ đạo tích cực các chương trình hành động thực hiện NQ TW, NQ của Bô Chính trị và NQ của QH...

Với các giải pháp đồng bộ, toàn diện nêu trên, CP tin tưởng rằng, trong 2016 - 2020 sẽ giải quyết dứt điểm được tình trạng nợ xấu cao hiện nay. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, sự giám sát chặt chẽ của QH, các giải pháp xử lý nợ xấu đã bước đầu phát huy hiệu quả. Từ 15/8/2017 - 30/9/2017 sau hơn 1 tháng triển khai NQ 42, tôgnr nợ xấu xác định theo NQ 42 được xử lý khoảng 14,3 nghìn tỷ đồng...

Trong thời gian tới, CP sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt NHNN và các Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp nêu tại NQ 42, Chỉ thị 32 và Đề án 1058 nhằm xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu hệ thống các TCTD.

2. Về xử lý nợ của DNNN kinh doanh lỗ vốn, không thể trả được nợ ngân hàng

Trong quá trình xây dựng Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020", Chính phủ đã chỉ đạo NHNN đánh giá toàn diện thực trạng nợ xấu của hệ thống TCTD. Theo đó nợ xấu các DNNN vẫn còn khá lớn: 10 nghìn tỷ đồng tại 31/12/2015, và 9,3 nghìn tỷ đồng tại 30/09/2017. Đề án đã đưa ra các giải pháp xử lý đối với các khoản nợ xấu cảu DNNN. Sau khi được phê duyệt, CP đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu của DNNN.

Đảng, Nhà nước đã xác định định hướng hoạt động của DNNN tại NQ số 12-NQ/TW ngày 03/06/2017 của BCHTW khoá XII. Theo đó, DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng, cạnh tranh vơi các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong việc tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng... tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, không còn các cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho DNNN.

Theo các quy định có liên quan tại Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn NN đầu tư vào sản xuât, kinh doanh tại DN thì chủ sở hữu NN chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghãi vụ tài sản kahsc trong phạm vi vốn điều lệ và số vốn góp (đối với DNNN nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ).

Luật các tổ chức tín dụng heienj hành quy định: "Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh donah và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức các nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài."

Như vậy, trong trường hợp DNNN kinh doanh lỗ vốn, không thể trả được nợ ngân hàng thì việc ngân hàng thực hiện thu/xiết nợ sẽ thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có các giải pháp xử lý tài sản, bảo đảm thu hồi nợ, chuyển nợ thành vốn góp, bổ sung nguồn vốn để có nguồn trả nợ TCTD, phá sản DN... như đề án 1058 đã nêu. Hoạt động thu xiết nợ sẽ do DNNN, tổ chức tín dụng ( trong đó có ngân hàng nước ngoài hoạt động tại VN) tự chủ thực hiện và tự chịu trách nghiệm trước pháo luật.

Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm../.

 

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Các bài viết khác