ĐBQH TRẦN TẤT THẾ CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

29/04/2020

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận được Phiếu chất vấn của Đại biểu Trần Tất Thế-Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam về nội dung “Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở một số địa phương trên địa bàn cả nước đang được cử tri rất quan tâm, lo lắng (trong đó có tỉnh Hà Nam).

Đại biểu Trần Tất Thế mong muốn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết cụ thể cá nhân, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm đối với việc ô nhiễm môi trường nước tại các dòng sông liên quan đến địa bàn nhiều tỉnh, địa phương. Giải pháp sắp tới của Bộ trưởng xử lý vấn đề này.

Trả lời chất vấn của Đại biểu Trần Tất Thế, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nêu rõ: Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay nước ta có 108 lưu vực sông, với khoảng 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên. Tổng lượng nước mặt trung bình khoảng từ 830 tỷ m3 đến 840 tỷ m3. Trong đó, có hơn 60% lượng nước được bắt nguồn từ nước ngoài; chỉ có khoảng từ 310 tỷ m3 đến 320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện có khoảng 7.000 hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện lớn, nhỏ với tổng dung tích trên 70 tỷ m3, chiếm trên 8% tổng lượng nước trên các lưu vực sông.


Đại biểu Trần Tất Thế - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam.

Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ không bảo đảm an ninh nguồn nước, nhất là những vấn đề về mất cân đối nguồn nước, ô nhiễm các dòng sông. Thực tế tình trạng ô nhiễm các dòng sông, nhất là các dòng sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề... và các sông nhỏ ở khu vực đồng bằng khá nghiêm trọng, việc kiểm soát, chặn đứng tình trạng này chưa hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là các dòng sông đang phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải cùng với tình trạng đổ rác thải bừa bãi gây ô nhiễm, tắc nghẽn, thu hẹp dòng chảy. Nhiều dòng sông không còn khả năng tự làm sạch do không có dòng chảy hoặc có những không đáng kể và đã biến thành nơi dẫn, tiêu thoát, chứa nước thải.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định: Hiện nay, hệ thống pháp luật để quản lý tài nguyên nước nói chung, kiểm soát ô nhiễm các dòng sông, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt các dòng sông, kiểm soát lấn chiếm, sạt lở bờ sông nói riêng đã tương đối hoàn chỉnh và được quy định khá cụ thể trong Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014... và trong các Nghị định của Chính phủ. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào lưu vực sông nội tỉnh; Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực sông liên tình. Ngoài ra, theo Luật Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi thông qua việc cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chế tài chưa đủ mạnh để có thể kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh việc tập trung, hoàn thiện hệ thông hành lang, pháp lý để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước nói trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh trên lưu vực sông, trong đó có sông Nhuệ - Đáy (chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam) triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường của lưu vực.

Thứ nhất: Đẩy mạnh triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đảy đến năm 2020 và Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 18 8/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề ản; cùng với Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh trên lưu vực làm Chủ tịch luân phiên tập trung vào công tác giám sát các nguồn thải lớn trọng điểm, giải quyết các vấn đề liên tỉnh, đầu tư các dự án công trình xử lý ô nhiễm.

Thứ hai: Chủ trọng đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc, giám sát môi trường và cơ sở thông tin dữ liệu về chất lượng môi trường nước và các nguồn thải ra lưu vực. Đến nay, đã được xây dựng 4 trạm quan trắc online tại Hà Nam và Nam Định.

Thứ ba: Triển khai gần 70 dự án, công trình hạ tầng, mô hình quản lý, bảo vệ môi trường trong lưu vực như: dự án trồng rừng đầu nguồn sông Nhuệ - sông Đảy tại tỉnh Hoà Bình; mô hình xử lý môi trường làng nghề của tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và thành phố Hà Nội; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế cho bệnh viện tại các tỉnh, thành phố trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến để xử lý rác thải của thành phố Hà Nội; các dự án nạo vét, cải tạo hệ thống thủy lợi, công trình tiêu nước tại các trạm bơm của thành phố Hà Nội... Đặc biệt, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá có công suất 270.000 m/ngày, giá trị đầu tư gần 19.000 tỷ đồng với hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt hiện đại.

Thứ tư: Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn thải ra lưu vực. Trong năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường, Ban Quản lý các Khu công nghiệp các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định và Ninh Bình tiến hành thanh tra theo kế hoạch việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 62 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu, cụm công nghiệp, thanh tra đột xuất đối với 05 cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội; xử phạt vi phạm hành chính đối với 38 cơ sở với tổng số tiền phạt tiền 8,97 tỷ đồng; đồng thời yêu cầu các cơ sở vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định,

Thứ năm: Tổ chức triển khai thống kê, điều tra nguồn nước thải xả thải trực tiếp ta lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, trên cơ sở đó xác định trach nhiệm của từng địa phương, chủ nguồn thải

Thứ sáu: Ngày 29/7/2019, Bộ đã có văn bản số 3638/BTNMT-TCMT gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên lưu và đề nghị phối hợp xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Có biện pháp chặt chẽ kiểm soát nước thải, chất thải trong sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, mương tưới tiêu thủy lại trên lưu vực sông Nhuệ - Đảy: Tăng cường, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định và Hà Nội đẩy mạnh công tác thẩm định, cấp phép xả nước thải vào các công trình thủy lợi thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy đặc biệt chú trọng công tác hậu kiểm, nhằm phát huy hiệu quả công tác phòng ngừa ô nhiễm.

+ Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy trình kỹ thuật về quản lý khai thác và bảo vệ công Liên Mạc ban hành năm 1968 và Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi sông Nhuệ (được ban hành kèm theo Quyết định số 105/2002/QĐ-BNN) theo hướng cập nhật năng lực vận hành các công trình 3 thủy lợi đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu (đặc biệt là vận hành công Liên Mạc phù hợp theo lịch xả nước của quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Hồng).

+ Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 937/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ; Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và để điều hệ thống sông Đáy, tru tiên nội dung liên quan đến Trạm bom cổng Liên Mạc công suất 170 m3/s vào sông Nhuệ và đưa nước chủ động từ sông Hồng vào sông Đảy với công suất tối đa vào mùa kiệt là 170 m3/s.

+ Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xác định rõ phạm vi, chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ nguồn nước, BVMT đối với các lưu vực sông nhằm giải quyết được sự chồng chéo trong quản lý, bảo vệ nguồn nước, BVMT giữa ngành tài nguyên môi trường và ngành nông nghiệp như hiện nay.

Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:

+ Chỉ đạo các Sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố đẩy nhanh tiến độ các dự án cải thiện nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy, các dự án xử lý nước thải (Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội; Dự án nâng cấp trục chỉnh sông Nhuệ kết hợp với làm đường giao thông cải thiện môi trường gắn với chính trang sông Nhuệ: Dự án nạo vét, cải tạo lòng dẫn sông Đáy thành phố Hà Nội; Dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sống Tích; Dự án cụm công trình tiếp nước và các dự ẩn xây dựng các nhà máy thu gom, xử lý nước thải) theo các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

+ Chỉ đạo việc vận hành các nhà máy xử lý nước thải, các công trình điều tiết nguồn nước hiện hữu nhằm đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm nước sông Nhuệ, sông Đáy,

+ Chỉ đạo việc lập và ban hành danh mục nguồn nước nội tỉnh, trong đó xác định rõ các nguồn nước nội tỉnh trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy; việc xác định, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; Quy hoạch các điểm tập kết chất thải rắn; tổ chức thu gom, xử lý toàn bộ chất thải rắn, chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý đúng quy định; chấm dứt và xử lý nghiêm tình trạng thải chất thải rắn bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường;

+ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả nước thải và chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy trước khi chảy vào địa bàn các tỉnh phía hạ lưu; tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về BVMT tại các khu đô thị, khu 4 dân cư tập trung (có chủ đầu tư hạ tầng), các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, trong đó tập trung vào các cơ sở có | lượng xả thải lớn (trên 200 m3 /ngày đêm), các cơ sở xả thải trực tiếp ra lưu vực sông Nhuệ - Đáy; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt động, cưỡng chế đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật;

+ Đầu tư hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt tự động trên hệ thống sông Nhuệ - Đáy; xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quan trắc chất lượng nước mặt, nước thải, hoạt động xả nước thải của các cơ sở xả nước thải và cơ chế quản lý, sử dụng phần mềm; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác thẩm định, cấp phép xả nước thải vào các công trình thủy lợi và công tác hậu kiểm nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa ô nhiễm;

+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề di dời hoạt động vào các khu, cụm công nghiệp.

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định và Ninh Bình:

+ Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng đưa vào vận hành các công trình xử lý nước thải, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn, đảm bảo nước thải phát sinh phải được xử lý đáp ứng yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật cho phép trước khi thải ra môi trường;

+ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải trên địa bàn, đặc biệt là những nguồn xả thải lớn (trên 200 m3/ngày đêm), xả thải trực tiếp ra lưu vực sông; Quy hoạch các điểm tập kết chất thải rắn; tổ chức thu gom, xử lý toàn bộ chất thải rắn, chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý đúng quy định; chấm dứt và xử lý nghiêm tình trạng thải chất thải rắn bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường;

+ Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về BVMT tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung (có chủ đầu tư hạ tầng); các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các khu, cụm công nghiệp, làng nghề có hoạt động xả thải vào lưu vực sông Nhuệ - Đáy; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt động, cưỡng chế đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật;

+ Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác thẩm định, cấp phép xả nước thải vào các công trình thủy lợi và công tác hậu kiểm nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa ô nhiễm;

+ Đầu tư hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt tự động trên hệ thống sông Đáy, xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quan trắc chất lượng nước mặt, nước thải, hoạt động xả nước thải của các cơ sở xả nước thải và cơ chế quản lý, sử dụng phần mềm;

+ Chỉ đạo việc lập và ban hành danh mục nguồn nước nội tỉnh, trong đó xác định rõ các nguồn nước nội tỉnh trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy; việc xác định, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước,

Để từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm các dòng sông, các lưu vực sông cần có sự vào cuộc đồng bộ của nhiều Bộ, ngành, trong đó cần tập trung thực hiện một số giải pháp chính như sau:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với toàn bộ các KCN, CCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các khu xử lý rác thải, bãi chôn lấp, các nguồn thải lớn cỏ xả thải ra các lưu vực sông và các sông nhảnh; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, kể cả biện pháp đình chỉ hoạt động hoặc đóng cửa.

- Tiến hành phân vùng để áp dụng công nghệ xử lý tích hợp đối với từng đoạn sông. Với các đoạn sông đã và đang bị ô nhiễm, sở nghiên cứu, áp dụng công nghệ cải tạo phù hợp nhằm phục hồi, khơi thông tạo dòng chảy (như công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản đang được nghiên cứu, thử nghiệm để cải tạo sông Tô Lịch). Bên cạnh đó, phải chú trọng công tác xử lý tại nguồn thông qua việc triển khai thực hiện tốt quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu dân cư nông thôn tập trung, đặc biệt đối với các khu dân cư tập trung đang xây dựng, yêu cầu phải đầu tư hệ thống thu gom, phân tách nước thải, nước mưa riêng biệt,

- Không cho phép các dự án đầu tư chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường đi vào hoạt động, các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có xả thải ra lưu vực sông phải đảm bảo xử lý nước thải theo quy định.

- Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nước thải, chất thải trong sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, mương tưới tiêu thủy lợi trên lưu vực sông. Thực hiện việc bổ cập nước thông qua hệ thống thủy lợi đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu. Kiểm soát chặt chẽ việc thẩm định, cấp phép xả nước thải vào các công trình thủy lợi.

- Rà soát lại toàn bộ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, tiến hành sửa đổi các quy chuẩn bảo đảm tiệm cận với quy chuẩn của các nước tiên tiến, trên cơ sở đó xem xét ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật của địa phương phải cao hơn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia./.

Bích Lan

Các bài viết khác