HIỆU QUẢ TỪ TRIỂN KHAI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH - GÓP PHẦN TÍCH CỰC HỖ TRỢ PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15
Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội làm việc với các bộ, ngành về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023
Đại dịch COVID-19 đã tác động và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội, hoạt động của các doanh nghiệp và đời sống của Nhân dân. Trước bối cảnh đó, Quốc hội khóa XV đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội với nhiều chính sách mạnh mẽ, quyết liệt, chưa từng có tiền lệ nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế. Việc Quốc hội kịp thời ban hành Nghị quyết số 43/2023/QH15 và các cấp, các ngành tổ chức thực hiện Nghị quyết đã tạo động lực cho việc phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19 với nhiều kết quả quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện đời sống của Nhân dân, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
Trên cơ sở các chính sách được Quốc hội quyết nghị, ngày 30/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm triển khai, cụ thể hóa các quyết sách tại Nghị quyết 43 và ban hành các giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ nhằm triển khai Chương trình một cách tổng thể, đồng bộ. Nghị quyết số 11/NQ-CP đã quy định 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, phương án huy động và bố trí nguồn lực thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể cũng như xác định nhiệm vụ thực hiện theo lộ trình, thời hạn cụ thể.
Khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 43/2022/QH15 quy định, Kiểm toán Nhà nước tổ chức thực hiện kiểm toán hằng việc tổ chức thực hiện Chương trình, bảo đảm thực hiện nhanh, hiệu quả, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp cuối các năm 2022, 2023 và kỳ họp giữa năm 2024. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ cho biết, Kiểm toán Nhà nước đã xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2023 và tiến hành một số cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ Chương trình. Cụ thể, kiểm toán chuyên đề "Công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục và phát triển kinh tế - xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết 43/2022/QH15" và chuyên đề "Việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động đang ở thuê, ở trọ, làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và một số địa phương". Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiểm toán hoạt động "Việc quản lý và sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích" và "Chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP".
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ
Bên cạnh các cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động, Kiểm toán Nhà nước đã ban hành văn bản định hướng một số nội dung trọng yếu cần tập trung đánh giá trong các cuộc kiểm toán trong năm 2023 đối với niên độ ngân sách 2022 như: (i) Đánh giá việc triển khai và thực hiện chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị định số 34/2022/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022; (ii) Công tác điều hoà, phân bổ nguồn vốn đầu tư công của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn đầu tư công của chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15;...
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ nêu rõ, sau gần 02 năm triển khai, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ được giao. Việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết đã đạt được một số kết quả chủ yếu. Theo đó, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục được giữ ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; Chính phủ đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để phấn đấu gỉam lãi suất cho vay, đến nay, lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm; công tác phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện quyết liệt, tập trung, có hiệu quả nên dịch bệnh được kiểm soát, tạo điều kiện để hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội;..
Thành viên Đoàn giám sát
Tuy nhiên, qua kết quả kiểm toán cho thấy, việc triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình còn tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập. Vì vậy, để áp dụng cơ chế đặc thù khi thực hiện Chương trình đạt hiệu quả, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đề xuất nghiên cứu xây dựng tiêu chí về năng lực của các địa phương được phân cấp làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn thuộc Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trong trường hợp cần thiết ban hành để làm căn cứ cơ sở giám sát, kiểm tra trong quá trình thực hiện nhằm chuẩn hóa năng lực của các đơn vị, đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai thực hiện các dự án. Đồng thời nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá dự án hạ tầng quan trọng có quy mô lớn được nêu trong cơ chế đặc thù về chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 43/2022/QH15 báo cáo Chính phủ xem xét nếu cần thiết trong phạm vi thẩm quyền ban hành hướng dẫn.
Các thành viên Đoàn giám sát đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, nghiêm túc của Kiểm toán nhà nước trong việc chuẩn bị tài liệu, báo cáo. Kiểm toán Nhà nước đã báo cáo tóm tắt, thực hiện giải trình những nội dung thuộc chức năng nhiệm vụ của mình liên quan đến chuyên đề giám sát; báo cáo đã bám sát yêu cầu của Đoàn giám sát, được chuẩn bị tương đối kỹ lưỡng, nội dung rõ ràng. Kiểm toán Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của mình đã khẩn trương, nghiêm túc, tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng Đoàn giám sát
Thành viên Đoàn giám sát nêu rõ, chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43/2022/QH15 đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19. Một nguồn lực lớn của Chương trình và nguồn ngân sách nhà nước đã giành để đầu tư các dự án quan trọng, cấp thiết, có ý nghĩa lớn, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đoàn giám sát cũng ghi nhận một số khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân theo báo cáo trong quá trình triển khai thực hiện chính sách; ghi nhận những đề xuất, kiến nghị và sẽ tổng hợp vào báo cáo giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát trình Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng Đoàn giám sát đề nghị Kiểm toán Nhà nước lưu ý tiếp tục cập nhật, bổ sung thông tin, số liệu, tài liệu theo ý kiến của các thành viên Đoàn giám sát; gửi thông tin báo cáo bổ sung cho Đoàn giám sát và phối hợp với Tổ giúp việc hoàn thiện những nội dung Đoàn giám sát yêu cầu. Đồng thời, đề nghị Tổ Giúp việc tiếp tục phối hợp cùng các Bộ, ngành để tổng hợp kết quả, hoàn thiện báo cáo của Đoàn Giám sát./.