HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐÔ THỊ SINH THÁI Ở VIỆT NAM

22/07/2024

Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ban Chủ nhiệm Đề tài “Hoàn thiện cơ chế tài chính, chính sách thuế nhằm phát triển mô hình đô thị sinh thái ở Việt Nam” vừa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Cơ chế tài chính thu hút đầu tư xây dựng đô thị sinh thái ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" tại tỉnh Quảng Ninh.

THÁO GỠ VƯỚNG MẮC VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân sách, Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Đề tài TS. Nguyễn Minh Tân chủ trì hội thảo. 

Hoàn thiện cơ chế tài chính để phát triển mô hình đô thị sinh thái ở Việt Nam

Để thúc đẩy phát triển đô thị xanh, bền vững ở Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều chiến lược, chính sách, và các văn bản quy phạm pháp luật đã và đang triển khai nhằm khuyến khích phát triển đô thị sinh thái.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, nhìn chung, các chiến lược, chính sách và các chương trình mục tiêu quốc gia đã chủ trương xây dựng đô thị xanh, thúc đẩy phát triển kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho bảo tồn và phát triển, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, xây dựng thành phố thân thiện với môi trường, có hệ thống giao thông hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, người và phương tiện.

Cùng đó, các văn bản quy phạm pháp luật đã tạo hành lang pháp lý khuyến khích việc phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17.6.2009 và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị có quy định đều không đề cập đến đô thị sinh thái, nhưng hai văn bản quy phạm pháp luật này đã quy định việc “nghiên cứu về mô hình, cấu trúc phát triển không gian; định hướng kiến trúc, cảnh quan môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị” (Điều 28 – Luật 30/2009/QH12; và Điều 18 - Nghị định 37/2010/NĐ-CP) phải thể hiện trong nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới.

Hoàn thiện cơ chế tài chính để phát triển mô hình đô thị sinh thái ở Việt Nam

Cũng theo các đại biểu, trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng và các thách thức môi trường ngày càng gia tăng, việc xây dựng và phát triển các đô thị sinh thái không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là một yêu cầu cấp thiết để bảo đảm sự phát triển bền vững và chất lượng sống cho cư dân đô thị. Phát triển đô thị sinh thái đòi hỏi sự cam kết lâu dài và nỗ lực không ngừng của tất cả các bên liên quan. Điều này bao gồm từ việc cải thiện khung pháp lý đến việc áp dụng các biện pháp quản lý tiên tiến và khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng. 

Do đó, nhiều ý kiến đề xuất, các chính sách và quy định pháp lý về quản lý đô thị cần phải được xây dựng đồng bộ và chi tiết hơn. Bên cạnh thuế bảo vệ môi trường, để hoàn thiện chính sách thuế nhằm phát triển mô hình đô thị sinh thái ở Việt Nam thì còn phải nghiên cứu đồng bộ các chính sách pháp luật về thuế liên quan khác. Trong đó các khoản thu liên quan đến đất (tiền thuê đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất) và thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm vị trí tương đối quan trọng trong lĩnh vực này.

Đồng thời, cần có các quy định rõ ràng về tiêu chuẩn và tiêu chí để đánh giá một đô thị sinh thái, cũng như các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển đô thị sinh thái.

Ghi nhận các góp ý phân tích hết sức sâu sắc, có tính chuyên môn cao của các đại biểu, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân sách Nguyễn Minh Tân cho biết, Ban Chủ nhiệm đề tài sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến tại hội thảo trong quá trình hoàn thiện Đề tài; mong muốn Đề tài sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích về cơ chế tài chính và chính sách thuế đối với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong quá trình hoạch định chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. 

(Theo Báo Đại biểu nhân dân)

Các bài viết khác