Chiều 27/6/2024 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, với 464 đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành (chiếm 100%), Quốc hội đã thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 27/6/2024. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Để triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp kịp thời, thống nhất, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp nhằm mục tiêu xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Đồng thời, xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật trên phạm vi cả nước; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thi hành Luật.
Kế hoạch đưa ra 5 nội dung chính mà các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương cần thực hiện.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khảo sát dây chuyền sản xuất đạn tại Nhà máy Z113.
Năm nội dung gồm:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tập huấn chuyên sâu về Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành với nội dung, hình thức phù hợp cho từng đối tượng cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ và nhân dân, nhất là đối với người trực tiếp làm công tác về công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp; biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành; Biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành; tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
2. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Trong đó, Bộ Quốc phòng tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước.
Bộ Công an tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công nghiệp an ninh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý nhà nước được phân công.
3. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật. Cụ thể, xây dựng 5 Nghị định của Chính phủ; 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 4 Thông tư.
4. Xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật, trong đó xây dựng 10 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Tổ chức kiểm tra việc thi hành Luật và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật.
Quyết định 936/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 07/9/2024. (xem chi tiết trong file đính kèm)