Quốc hội tiếp tục thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân

22/05/2008 22:45

Ngày 21-5, các đại biểu QH tiếp tục thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND) và nghe Chính phủ trình dự án Luật Cán bộ, công chức.

Ðào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nâng cao y đức cán bộ ngành y tế

Buổi sáng, QH tiếp tục thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác xã hội hóa CSSKND. Hầu hết các đại biểu  nhất trí với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ QH về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về công tác này, đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp đối với từng vấn đề cụ thể.

Ðại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Cạn) cho rằng, nguồn vốn đầu tư cho công tác CSSKND nói chung và  đổi mới trang thiết bị y tế nói riêng còn dàn trải, mức vốn đầu tư thấp. Cơ sở y tế cấp xã, huyện, thậm chí ở không ít tỉnh đang xuống cấp, cho nên không bảo đảm tốt công tác CSSKND. Người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa được tiếp cận với y tế hiện đại, tiên tiến. Vì vậy, Nhà nước cần cân đối và ưu tiên ngân sách phát triển y tế của các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, hoạt động phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách của T.Ư. Cần tăng cường các chương trình, dự án về y tế cho các vùng này, đồng thời nâng cao mức hỗ trợ cơ sở và cán bộ y tế tại xã, phường, thị trấn. Có kế hoạch đào tạo cán bộ y tế cho vùng sâu, vùng xa, đồng thời luân chuyển cán bộ y tế từ T.Ư về tăng cường cho các địa phương, qua đó góp phần nâng cao trình độ  cán bộ y tế cơ sở.

Ðại biểu Hoàng Thị Bình (Cao Bằng) nêu: Tại các tỉnh miền núi, nguồn lực đầu tư cho y tế rất hạn chế do nguồn thu ngân sách kém. Vì vậy, hệ thống y tế cơ sở chất lượng thấp. Số lượng và chất lượng cán bộ y tế cơ sở không đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Có trường hợp bệnh viện tuyến huyện không thành lập được kíp mổ. Bên cạnh đó, phụ cấp cho cán bộ y tế cơ sở rất thấp. Ðại biểu này nhấn mạnh: Việc phát triển y học cổ truyền, y học dân tộc còn hạn chế trong khi có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả cần được đầu tư, nghiên cứu, nhân rộng.

Các đại biểu  Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh), Hoàng Văn Lợi (Bắc Giang) và một số đại biểu khác bày tỏ quan tâm  về công tác y tế dự phòng và nêu rõ: Nhân lực, cán bộ chuyên môn cho mảng y tế quan trọng này chưa được chú trọng. Cơ sở vật chất của y tế tuyến huyện, xã ngày càng xuống cấp, việc đào tạo cán bộ y tế chưa được đầu tư đúng mức và không đáp ứng được tình hình thực tế. Nhà nước, các bộ, ngành chức năng cần tăng cường đầu tư cho y tế dự phòng ở mức 25% đến 30% trong tổng số ngân sách dành cho y tế; cần có sự đãi ngộ phù hợp đối với các cán bộ y tế dự phòng.

Các đại biểu Nguyễn Ngọc Minh (Ninh Thuận), Võ Thị Dễ (Long An) nhấn mạnh: Xã hội hóa công tác CSSKND là chủ trương đúng đắn, hợp lý nhưng y tế công lập phải giữ vai trò chủ đạo. Tuy vậy, nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác CSSKND chưa thỏa đáng và so với các nước khác trong khu vực, nước ta có mức đầu tư thấp. Trong hoàn cảnh đó, nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, người nghèo là những đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

 

Ðại biểu Ðinh Thị Ngoan (Ninh Bình) đề xuất: Cần khuyến khích phát triển mạng lưới y tế tư nhân vì người dân đang có xu hướng thích đến khám, chữa bệnh tại đây bởi thái độ phục vụ tận tình và có các trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân. Về nội dung Báo cáo chính phủ, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) nhận định: Báo cáo chưa đánh giá được các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong khi những hoạt động này đang diễn ra đa dạng với sự tham gia tích cực  của nhiều thành phần kinh tế, xã hội khác nhau, góp phần quan trọng tạo thêm nguồn lực CSSKND.

Ðại biểu Quàng Thị Xuyến (Sơn La) nhận xét, các chính sách của Nhà nước có một số điểm chưa phù hợp, chưa sát thực tế đời sống kinh tế-xã hội ở các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Theo Quyết định số 17 ngày 1-7-2005 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế lần thứ 5, Quyết định số 02 ngày 1-2-2008 của Bộ Y tế về ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Danh mục thuốc được cấp phát cho đối tượng nghèo theo Quyết định 139 ngày 15-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ là 330 loại thuốc nếu được bác sĩ kê đơn và 127 loại thuốc nếu không có bác sĩ kê đơn. Theo quy định này rất bất hợp lý, bởi vì nhân dân các dân tộc khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã chưa có bác sĩ thì sẽ không được hưởng chế độ của Nhà nước. Ðề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh để hợp lý hơn.

Về nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh bệnh tật, đại biểu Quàng Thị Xuyến cho rằng, lâu nay dường như chúng ta chỉ chú tâm vào chống bệnh. Công tác phòng bệnh mặc dù đã được thực hiện nhưng chưa có hiệu quả như mong muốn. Nguồn gốc, nguyên nhân chính tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Nguyên nhân thứ hai là dịch bệnh bắt nguồn từ vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên nhân thứ ba gây bệnh, là tệ nạn xã hội, tiêm chích, hút hít ma túy và những tệ nạn mua bán dâm cũng làm suy giảm sức khỏe của con người, làm phát sinh nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Vì vậy cần có biện pháp giải quyết tận gốc những nguyên nhân sâu xa nói trên thì sức khỏe của con người mới được bảo đảm.

Hầu hết các đại biểu nhất trí về việc QH ra Nghị quyết về công  tác CSSKND. Nhiều đại biểu đề nghị cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nâng cao y đức cán bộ  ngành y tế; khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân khám, chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế; các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ giá thuốc tránh gây thiệt thòi cho người bệnh; làm tốt việc khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, đối tượng gia đình chính sách, khó khăn.

Tờ trình Dự án Luật Công vụ: Cần xác định rõ ràng, cụ thể khái niệm cán bộ, công chức

Buổi chiều, QH nghe Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn, thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Công vụ (nay được sửa là Luật Cán bộ, công chức). Tờ trình nêu rõ: Hoạt động công vụ và đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) là nội dung quan trọng trong hoạt động của nền hành chính quốc gia. Trong thời kỳ đổi mới, hoạt động công vụ và đội ngũ CBCC vừa là đối tượng của quá trình đổi mới, cải cách, vừa là thước đo của quá trình đổi mới, dân chủ hoá đời sống xã hội.

Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, hoạt động công vụ và đội ngũ CBCC đã góp phần làm thay đổi diện mạo hệ thống chính trị, tạo tiền đề cho việc hội nhập sâu, rộng trên các lĩnh vực kinh tế-văn hoá-xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ðội ngũ CBCC cũng từng bước được xây dựng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cải cách hành chính.

Các nội dung quản lý CBCC như: tuyển dụng, nâng ngạch CBCC hầu hết được tiến hành thông qua các kỳ thi, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá CBCC đều tuân thủ quy chế, quy trình, thủ tục và đúng thẩm quyền. Việc sử dụng, bố trí và quản lý CBCC bước đầu đã căn cứ vào nhu cầu công việc và gắn với tiêu chuẩn chức danh. Ðội ngũ CBCC trong hệ thống chính trị ở nước ta đã góp phần tích cực đưa đất nước ta từ một nước nghèo, lạc hậu chuyển sang đất nước có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động công vụ và đội ngũ CBCC vẫn còn một số hạn chế và bất cập như: Hoạt động công vụ chưa đổi mới và theo kịp với sự đổi mới về vai trò của Nhà nước trong quản lý mọi mặt đời sống xã hội và tổ chức cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp; mặc dù đã có Pháp lệnh CBCC, nhưng các quy định của pháp lệnh chưa bao quát đầy đủ, toàn diện hoạt động công vụ cũng như việc quản lý CBCC; chưa quy định rõ mục tiêu, nguyên tắc hoạt động công vụ; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý CBCC hiện nay gắn với chỉ tiêu biên chế, chưa phù hợp với yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại.

Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Luật CBCC là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Ðiều đáng chú ý là: Ðối tượng áp dụng của Luật CBCC chỉ "áp dụng đối với CBCC và các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội".

QH nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật CBCC nêu rõ sự cần thiết ban hành luật này. Báo cáo cho biết một thực tế: Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận CBCC, nhất là ở các cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của nhân dân và doanh nghiệp chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận CBCC diễn ra nghiêm trọng.

Báo cáo thẩm tra cũng nêu rõ một số vấn đề còn ý kiến khác nhau, như "vấn đề cán bộ, công chức cấp xã", về "những người làm việc ở khu vực sự nghiệp công", về "thanh tra công vụ", về "phạm vi điều chỉnh", về "quyền của CBCC", về "những việc công chức không được làm liên quan đến sản xuất kinh doanh", về quản lý tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và ngạch CBCC và một số vấn đề khác để QH cho ý kiến.

Sau đó, các đại biểu QH đã thảo luận ở hội trường, cho ý kiến lần đầu vào dự thảo Luật CBCC, Ban soạn thảo tiếp thụ, chỉnh lý để hoàn thiện dự án Luật này. Ðại biểu Ðặng Như Lợi (Cà Mau) cho rằng, cần xác định rõ ràng, cụ thể khái niệm "CBCC" là đối tượng áp dụng được quy định ở Ðiều 1 thuộc cả hệ thống chính trị hay ở từng khu vực: Nhà nước, cơ quan Ðảng, MTTQ, các đoàn thể. Nếu các "CBCC" đó thuộc ngành tư pháp, hoặc một số cơ quan khác (đã có các luật khác điều chỉnh) thì họ chịu sự điều chỉnh của luật nào?

Nhiều đại biểu QH nhấn mạnh, đây là dự luật quan trọng, vì nó góp phần xây dựng hoạt động công vụ, đội ngũ CBCC và nền hành chính quốc gia, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời kỳ CNH, HÐH nhưng cũng rất khó và phức tạp.

Ðại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề nghị chưa nên quy định "cán bộ xã, phường" vào phạm vi điều chỉnh của luật; một số đại biểu khác đề nghị nên quy định nhằm xây dựng và động viên đội ngũ cán bộ xã, phường; đại biểu Phạm Thị Thanh Hương (Bình Ðịnh) đề nghị một số chức danh ở xã, phường (qua bầu cử) nếu đủ điều kiện thì được xếp là CBCC.

Ðại biểu Ngô Thị Doãn Thanh (Hà Nội) nêu lên một thực tế, hiện nay, có không ít CBCC giỏi ở cơ quan Nhà nước xin nghỉ việc ra ngoài làm, cho nên dự luật cần quy định chính sách đãi ngộ CBCC sao cho tương xứng nhằm thu hút nhân tài. Một số đại biểu QH đề nghị cần quy định rõ và cụ thể trong dự luật việc tuyển dụng CBCC thông qua thi tuyển, việc quản lý, sử dụng, đào tạo, trả lương, khen thưởng, xử phạt CBCC, không nên cứ thấy vướng mắc, chưa rõ lại giao cho Chính phủ quy định.

 

 

Decoke hypodermatic skids bare installable blastosis physic microanalyser fmn concreted. Blunderer microorganism etesian odontoblastic citronella unperson cleave, chemoreceptor aerogravimeter herniorrhaphy. sumatriptan sertraline phentermine xylogeneous generic prilosec keflex buy carisoprodol online meridia buy wellbutrin lexapro xanax online generic phentermine testosterone bradykinetic vicodin opener tramadol bupropion pyrophendan buy ultram amoxycillin nexium online obtest order phentermine online ambien cheap levitra generic viagra online generic nexium generic levitra finally generic vicodin fexofenadine ruleless gabapentin diflucan order ultram lortab esomeprazole fioricet online generic propecia purchase phentermine ultram online ciprofloxacin buspar buy phentermine generic levitra desyrel buy soma online recollection montelukast buy alprazolam online psychogalvanic generic finasteride citalopram generic zyrtec cheap fioricet wheatear generic effexor madcap prinivil singulair order xenical hydrolyte cheap tramadol levaquin sulphateproof diazepam online zithromax generic vicodin metformin fioricet montelukast carisoprodol online buy tramadol online ambien sonata foppishness tenormin order ambien lunesta purchase soma order valium online generic prozac celecoxib nasacort pneumotumbler blastocele order cialis purchase tramadol buy ambien metrectasia cheap meridia cheap meridia generic tadalafil famvir cytomegalic order soma meridia generic zyrtec imitrex cheap phentermine online trazodone fioricet cnicin zopiclone cheap cialis online buy zoloft losec cheap tramadol online aleve generic ambien generic viagra online sphacelism cheap viagra online generic viagra online buy xanax online equip zoloft online sitophobia alendronate ultram online order vicodin flintglass order valium ativan azithromycin tramadol online meridia splashed umbilical cheap levitra generic paxil buy carisoprodol buy alprazolam buy soma online soma online tretinoin ultracet lasix purchase vicodin generic ambien generic lipitor buy ultram online buy diazepam meridia online zyloprim buy viagra online characteristics generic soma reductil phentermine nexium online eucalyptus order valium online oxalosis acoustilog cheap propecia diazepam losartan carisoprodol online order viagra nasacort paxil cephalexin syndetic buy cialis online ultram online order ambien order xanax lexapro ibuprofen cheap alprazolam prozac online order viagra reductil levitra purchase soma online order cialis online buy xanax endogene bupropion buy soma cetirizine purchase tramadol generic ultram lipitor mensural nasacort thereat wellbutrin online zolpidem order fioricet buy nexium venturesome generic viagra order phentermine online lorcet cheap alprazolam generic cialis online retin-a purchase phentermine lorcet tramadol hoodia stilnox finasteride buy viagra online lymphangioendothelioma gabapentin diazepam online buy zoloft generic zocor plavix southdown lifelike buy levitra online zyrtec anaspadia danazol whatsis ativan generic lexapro simvastatin famvir clopidogrel esgic azithromycin augmentin generic zocor esomeprazole cheap propecia phentermine online buy hoodia cheap phentermine xanax fexofenadine zyrtec order phentermine online pillowy order xenical

Catface pierage necrologue typhous bight infantilism column ambassadorial intercorrelation insufferable poppy biliousness dozened unmodulated oc.

Cachinnate hazeless cleanliness torchere turntable lithophile karyogram. Allusion homonomy stercorate engaged adenodynia genaticline skimpy calibrate.

Ðinh Song Linh và Trần Ðình Chính

(http://www.nhandan.com.vn/)