Các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu QH

31/05/2008 22:41

ND - Trong ngày làm việc thứ 21, kỳ họp thứ ba, QH khoá XII, các đại biểu QH tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ dưới sự điều khiển của Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng.

Mở đầu, các đại biểu QH nghe ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký UBT.Ư MTTQ Việt Nam, trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân cả nước gửi đến kỳ họp này của QH.

Ðể chuẩn bị cho kỳ họp thứ 3, QH khóa XII, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã phối hợp Ủy ban Thường vụ QH tập hợp được 1.551 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước.

Báo cáo nêu rõ: Cử tri và nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhưng trong những tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức cao, an ninh chính trị ổn định, trật tự xã hội được bảo đảm, quốc phòng được tăng cường, vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được khẳng định, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường.

Tuy nhiên, cử tri và nhân dân còn băn khoăn, lo lắng trước những vấn đề mới phát sinh và những vấn đề đã kiến nghị tại các kỳ họp trước của Quốc hội, nhưng vẫn chưa được giải quyết, hoặc việc giải quyết còn chậm, hiệu quả thấp, như tình trạng lạm phát, giá cả vật tư sản xuất, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu liên tục tăng cao.

Ðời sống nông dân, người lao động và cán bộ, công chức, người hưởng lương, đặc biệt là người nghèo gặp nhiều khó khăn. Tình trạng tham nhũng, lãng phí tài nguyên, tài sản, ngân sách của Nhà nước và nhân dân, vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi.

Việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, cải cách hành chính hiệu quả còn thấp, bộ máy còn cồng kềnh, thủ tục còn rườm rà, phức tạp, gây phiền hà cho người dân. Bệnh hình thức và bệnh thành tích còn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp. Về giá cả, lạm phát và đời sống nhân dân, những tháng đầu năm 2008, các loại hàng hóa liên tục tăng giá nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhà, vật liệu xây dựng. Mặc dù Nhà nước đã quyết định tăng 20% lương tối thiểu, nhưng không theo kịp tốc độ tăng giá của các loại hàng hóa, làm cho đời sống của các đối tượng này gặp nhiều khó khăn.

Tình hình lạm phát những tháng đầu năm 2008 vẫn tiếp tục tăng cao và gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Ðiều đáng lo ngại là việc buông lỏng quản lý đối với các doanh nghiệp dẫn đến một số doanh nghiệp nhà nước, nhất là các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế đầu tư dàn trải, kể cả đầu tư cho chứng khoán và kinh doanh bất động sản, gây rối loạn thị trường.

Ðông đảo cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ nên có giải pháp đồng bộ, quyết liệt, cụ thể hơn để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá, nhằm ổn định đời sống nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội.

Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ cần làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến sự yếu kém vừa qua, sớm tổng kết rút ra kinh nghiệm trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô, có biện pháp đồng bộ, linh hoạt và phù hợp để thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát. Ðồng thời, nâng cao khả năng dự báo và thông tin thị trường, nâng cao năng lực tham mưu tổng hợp về kinh tế vĩ mô, nhằm chủ động đối phó với diễn biến phức tạp về giá cả, sớm ổn định tình hình và phát triển nền kinh tế.

Về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhân dân đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương phải đẩy mạnh công tác kiểm dịch phòng, chống dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm, cây trồng. Có chính sách bảo hiểm vật nuôi, cây trồng cho nông dân để khi gặp thiên tai, dịch bệnh nông dân đỡ bị thiệt thòi, yên tâm sản xuất.

Chủ động dự báo và kịp thời khuyến cáo cho nhân dân cách phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi khi thời tiết bất thường, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tạo điều kiện cho nông dân biết cách phòng, ngừa hạn chế rủi ro, nâng cao thu nhập, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa nông dân và các thành phần khác.

Tình trạng lấy đất nông nghiệp làm nhà ở, xây dựng các khu đô thị, các khu công nghiệp, sân gôn đang diễn ra phổ biến, tùy tiện, làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhiều nơi người nông dân hết đất sản xuất, thiếu việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ gây mất ổn định trên địa bàn nông thôn.

Việc thu hồi đất của nông dân giao cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải có cơ chế, để người nông dân tham gia góp vốn sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất. Ðồng thời, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo việc cấp đất xây dựng quỹ nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, vì việc làm này quá chậm trễ.

Có giải pháp để sớm giải quyết cho nửa triệu hộ đang ở nhà tạm bợ dột nát, có nhà ở ổn định, tăng mức hỗ trợ xây dựng nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Chương trình 134 của Chính phủ, phù hợp với giá cả thị trường hiện nay.

Về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, cử tri và nhân dân cho rằng, chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội là cần thiết và Quốc hội đã thực hiện quyết định lịch sử này với đa số tuyệt đối đại biểu Quốc hội tán thành. Ðây là một quyết định rất phù hợp với yêu cầu của đông đảo đảng viên, quần chúng nhân dân. Trước mắt,  kiến nghị Chính phủ cần chỉ đạo chấn chỉnh triệt để tình trạng đầu cơ, mua bán đất ở những địa bàn mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, để tránh gây những hậu quả xấu sau này.

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là kiềm chế lạm phát

Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Võ Hồng Phúc là thành viên Chính phủ  đầu tiên trả lời trực tiếp tại Hội trường và trước đó đã có văn bản trả lời gửi tới các đại biểu QH.

Các đại biểu Nguyễn Hữu Nhị (Nghệ An); Lê Văn Tâm (Cần Thơ); Mai Hữu Tín (Bình Dương); Trương Thị Ánh (TP Hồ Chí Minh) và một số đại biểu khác đề nghị Bộ trưởng làm rõ những căn cứ để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế xuống 7%.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết: Sau khi nghiên cứu đánh giá tình hình diễn biến kinh tế thế giới và trong nước, có ba nhóm tác động chủ yếu dẫn đến cần phải điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế: Kinh tế thế giới và khu vực năm 2008 tiếp tục chiều hướng suy giảm. Giá lương thực cũng đồng loạt tăng cao, không chỉ ở các nước không cân đối được lương thực, mà ngay cả ở các nước xuất khẩu lương thực, những nước phát triển.

Cùng với động thái giảm tăng trưởng kinh tế thì lạm phát lại tăng cao cả ở các nước phát triển và các nước nghèo. Trong khi đó, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn: Hậu quả lũ lụt liên tiếp xảy ra cuối năm 2007; rét đậm rét hại kéo dài nhất từ trước tới nay, các dịch bệnh gia súc, gia cầm, cây trồng liên tục xảy ra, gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Giá trị gia tăng trong nông nghiệp quý I-2008 chỉ đạt 2,6%. Dự báo giá trị gia tăng trong nông nghiệp cả năm 2008 có thể chỉ đạt khoảng 3%.

Công nghiệp gặp nhiều khó khăn do giá vật tư nhập khẩu và giá đầu vào tăng cao, giá đầu ra không tăng tương xứng, làm cho khả năng cạnh tranh càng giảm sút hơn. Giá vật liệu xây dựng tăng và thị trường đất đai, bất động sản có dấu hiệu đóng băng. Giá trị gia tăng công nghiệp và xây dựng quý I năm 2008 tăng 8,1% so với quý I năm 2007 là 9,1%. Dự báo cả năm 2008 nếu phấn đấu cao thì có thể duy trì được tốc độ tăng của quý I là 8,1%. Tỷ lệ nhập siêu tăng nhanh: Nhập siêu quý I là 60,8%.

Ðể kiềm chế lạm phát, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ: Giảm thiểu tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc; giảm 25% đầu tư từ trái phiếu Chính phủ; chưa tăng giá xăng dầu và giữ ổn định giá các vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu... Việc điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng xuống khoảng 7% là không lớn, nếu so sánh với mức giảm tăng trưởng của các nước trên thế giới.

Các đại biểu Nguyễn Hữu Phước (Bến Tre); Phạm Thị Loan (Hà Nội) và một số đại biểu khác quan tâm và đặt câu hỏi về công tác dự báo tình hình lạm phát và giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian tới.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc thẳng thắn nhìn nhận công tác dự báo của các cơ quan chức năng nước ta chưa tốt, còn phụ thuộc nhiều vào dự báo của quốc tế, đồng thời nêu rõ, cần xem xét các yếu tố tác động của kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, lạm phát toàn cầu, giá dầu thô và các vật tư chủ yếu và lương thực tiếp tục tăng cao...

Thiên tai, bão lụt, dịch bệnh làm giảm sản lượng; chi phí sản xuất tăng làm cho giá sản phẩm nông sản tăng lên. Nhập siêu tăng cao hơn nhiều so với năm trước là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định về cán cân thanh toán quốc tế và giá trị VND so với ngoại tệ. Yếu tố tâm lý lo ngại đồng tiền mất giá càng thúc đẩy các hoạt động tích trữ cả vật tư và hàng tiêu dùng, tạo cầu giả, đẩy giá cả lên cao hơn.

Trước tình hình đó, từ cuối năm 2007 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định và tăng cường công tác chỉ đạo kiềm chế lạm phát. Ðồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 10 ngày 17-4-2008 đưa ra tám nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát ở mức khoảng 22%.

Các đại biểu: Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn); Nguyễn Hữu Nhị (Nghệ An); Lê Văn Tâm (Cần Thơ) và một số đại biểu khác đặt câu hỏi về thực trạng và định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, miền núi.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết:  Trong những năm qua, mặc dầu nguồn lực có hạn, Nhà nước đã thực hiện chính sách ưu tiên, tập trung cao đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bằng nhiều nguồn vốn khác nhau: ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ..., thông qua hình thức đầu tư trực tiếp và hình thức gián tiếp (qua cơ chế, chính sách miễn giảm, hỗ trợ người nông dân...) để phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Có lẽ chưa bao giờ cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn lại được quan tâm đầu tư tập trung như thời gian vừa qua. Trong ngân sách hằng năm hiện nay dành khoảng 20% đầu tư cho giao thông vận tải, trong đó có giao thông miền núi.

Nhiều đại biểu quan tâm và đặt câu hỏi về mô hình, tổ chức, hoạt động, việc sử dụng nguồn vốn nhà nước của các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nhà nước và định hướng phát triển, đầu tư của các doanh nghiệp này (Ðại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn); Trần Ngọc Dung (Hải Phòng); Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh)...)

Về vấn đề này, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc trả lời: Về việc tổng kết, đánh giá mô hình thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay, Chính phủ đang giao Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp thực hiện việc sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế, công ty mẹ-công ty con, dự kiến tổ chức hội nghị sơ kết vào quý III năm nay.

Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Ðầu tư soạn thảo Nghị định về hình thành, tổ chức và hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước. Bộ đang phối hợp với các cơ quan có liên quan soạn thảo Nghị định này. Dự thảo Nghị định sẽ quy định chặt chẽ điều kiện và phương thức hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước, đặc biệt là các điều kiện về quy mô vốn và cơ cấu ngành nghề hoạt động.

Ngoài ra, Chính phủ sẽ có kế hoạch chỉ đạo và phân công soạn thảo văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề kiểm soát độc quyền đối với tập đoàn kinh tế và nhóm doanh nghiệp; hướng dẫn về ngành, lĩnh vực độc quyền nhà nước, thương mại nhà nước phù hợp với cam kết gia nhập WTO và thông lệ quốc tế.

Quản lý chi tiêu công, tăng cường đầu tư cho các vùng khó khăn

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trả lời bằng văn bản chất vấn của các đại biểu QH cho biết, trong năm qua Bộ đã bãi bỏ 79 khoản phí, lệ phí, 27 khoản huy động đóng góp của nhân dân. Miễn thủy lợi phí cho nông dân 641 tỷ đồng. Kế hoạch triển khai 5 triệu ha rừng đạt tỷ lệ thấp. Tăng khoản cho sinh viên vay từ 300.000 đ/tháng lên 800.000đ/tháng. Tăng hỗ trợ ngân sách trung ương cho địa phương: Tây nguyên từ 30% lên 80%, Trung du Bắc Bộ 30% lên 70%, các tỉnh còn lại từ 30% lên 60%. Về thị trường chứng khoán, đã giảm 50% so với 2007.

Bộ đang  điều hòa cung-cầu, tập trung vào các giải pháp như: quản lý OTC, tăng cường thanh tra, giám sát các công ty đại chúng chưa niêm yết... Việc làm đường đến trung tâm xã nằm trong chương trình phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động vốn.

Việc này đã thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, còn có một số tuyến đường còn lại chưa làm được do nhiều nguyên nhân, Bộ sẽ thực hiện tiếp việc này bằng cách tăng thêm tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng của năm 2003 lên nhiều hơn. Dự kiến kéo dài đến năm 2012, bảo đảm nguồn vốn trong ba năm phải hoàn thành...

Sau trả lời chất vấn của các đại biểu QH bằng văn bản, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nhận được nhiều câu hỏi chất vấn của các đại biểu ngay tại hội trường.

Các đại biểu: Nguyễn Ðình Xuân (Tây Ninh), Nguyễn Văn Ba (Khánh Hòa) cùng một số đại biểu khác chất vấn về  những vấn đề: hoạt động kinh doanh,  quản lý tài chính của các Tổng công ty, tập đoàn kinh tế và trách nhiệm của Bộ Tài chính; việc cổ phần hóa còn chậm.

Về những vấn đề này, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết: Các tập đoàn, các Tổng công ty thường là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và Nhà nước phải có chỉ đạo, phải yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ chính trị của mình mà Nhà nước giao cho.

Hiện nay, các tập đoàn, các doanh nghiệp này có đầu tư ra bên ngoài, trong đầu tư bên ngoài có những lĩnh vực đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ. Thí dụ như tập đoàn Dầu khí đầu tư ra bên ngoài khoảng 14.000 tỷ đồng, trong đó có 8.000 tỷ đồng đầu tư vào Nhà máy Thủy điện bên Lào, theo chỉ đạo của Chính phủ. Việc đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm như chứng khoán; ngân hàng và bất động sản, theo số liệu  nắm được, các tập đoàn chưa đầu tư đến mức nguy hiểm.

Tuy nhiên, Chính phủ không khuyến khích các tập đoàn, các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ra bên ngoài lĩnh vực của mình, đặc biệt là những lĩnh vực có thể có rủi ro. Ngay như đầu tư vào chứng khoán cũng có rủi ro và không rủi ro, nếu đầu tư vào các công ty chứng khoán thì mức độ rủi ro ít, nếu đầu tư vào Quỹ đầu tư chứng khoán thì rủi ro cao. Chính vì thế, vừa rồi Thủ tướng và Chính phủ giao cho Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi Nghị định 199, trong đó quy định doanh nghiệp được huy động vốn đến mức độ nào, ngoài mức độ đó ra thì phải xin phép chủ sở hữu, có thể là xin phép Thủ tướng, xin phép Chính phủ, xin phép Ủy ban nhân dân các tỉnh, các bộ tùy theo phân cấp.

Ðầu tư ra bên ngoài thì khống chế một tỷ lệ nhất định, trong đó có khống chế tỷ lệ đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Có những lĩnh vực không được đầu tư, thí dụ đầu tư vào quỹ mạo hiểm, đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán, những nơi nào đã có đầu tư rồi thì phải chuyển đổi và rút vốn về.

Về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp hiện nay chậm, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh  cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo cổ phần hóa  gắn với việc đấu giá trên thị trường chứng khoán để tránh thất thoát vốn của Nhà nước. Tuy nhiên, gần đây thị trường chứng khoán có biến động và cung-cầu hàng hóa trên thị trường cũng có mất cân đối. Vì vậy có thể dãn tiến độ, còn về chủ trương thì vẫn thực hiện, khi thuận lợi thì chúng ta phải đẩy nhanh và đẩy mạnh hơn.

Ðại biểu Nguyễn Tấn Trịnh (Quảng Nam) đặt câu hỏi: Hiện nay, trong chương trình làm đường đến trung tâm xã,  còn 250  xã chưa có đường đến và cả nước còn 400.000 gia đình người nghèo đang ở trong các nhà tạm, cử tri lo lắng Nhà nước có đủ kinh phí hỗ trợ để hoàn thành công việc quan trọng và ý nghĩa này trong ba năm không?

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết: Về đường đến trung tâm xã, việc này chủ trương của Ðảng và Nhà nước đã có, QH cũng đã biểu quyết cho đưa vào trong chương trình tổng thể để phát hành trái phiếu Chính phủ từ năm 2003 cho đến năm 2010, tổng mức là 110.000 tỷ đồng, trong đó có chương trình giải quyết các đường cho đến trung tâm cụm xã.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vừa qua,  còn có một số tuyến đường do nhiều nguyên nhân, có thể là chia tách xã, có thể là còn sót chưa được đưa vào danh mục, nên chưa có đường đến trung tâm xã. Loại thứ hai là có danh mục rồi nhưng triển khai còn chậm. Tổng mức 110.000 tỷ đồng đến nay không đủ nữa, vì quyết định từ năm 2003, bây giờ đơn giá dự toán, tất cả các thứ đều lên.

Bộ sẽ tham mưu dự kiến định mở chương trình này ra thực hiện tiếp đến năm 2012 và bảo đảm vốn trong ba năm, nếu  QH đồng ý chủ trương. Ðối với các gia đình nghèo mà chưa có nhà ở thì đây là vấn đề rất lớn, Ðảng và Chính phủ hết sức trăn trở. Thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng  xây dựng đề án về huy động các nguồn lực, kể cả ngân sách và ngoài ngân sách để hỗ trợ, giải quyết nhà cho các hộ đồng bào chính sách và hộ nghèo. Ðề án đang được bàn  giữa các bộ.

Trả lời chất vấn của đại biểu Ðặng Như Lợi (Cà Mau) về quản lý sau cổ phần, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết: Về quản lý các tổng công ty, công ty sau cổ phần hóa. Trước hết, sau quá trình đổi mới quản lý, tiếp tục hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Còn đại diện chủ sở hữu là ai, với các tổng công ty chuyển từ tập đoàn, thì đại diện vẫn do tập đoàn và tổng công ty mẹ chỉ huy.

Với các công ty trực thuộc, thì đại diện phần chủ sở hữu sẽ được chuyển cho Tổng công ty đầu tư và sở hữu phần vốn nhà nước. Hiện, có một số tổng công ty đã chuyển đổi và cổ phần hóa. Cơ bản hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Bộ Tài chính quản lý nhà nước về mặt tài chính, có tham gia như sau, góp phần cùng các bộ hoạch định chính sách, chiến lược, để tạo môi trường, khung pháp lý cho DN hoạt động trên cơ sở thanh tra, kiểm tra.

Trả lời chất vấn của đại biểu  Nguyễn Văn Phúc (Bình Thuận) về nguyên nhân và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương khi chậm triển khai các chính sách, kể cả về thủy lợi phí lẫn các chính sách an sinh, Bộ trưởng Tài chính cho rằng, với những chính sách đã công bố, Bộ Tài chính đã chuẩn bị  nguồn vốn. Kể cả bù lỗ xăng dầu cũng đã ứng tới 95%, ngoài ra tiền dập dịch, bão lụt... cũng ứng cả. Thời gian tới, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp chậm triển khai các chính sách này.

Chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Nhượng (Quảng Bình) về nguyên nhân lạm phát tăng cao, tình trạng cổ phần hóa làm thất thoát vốn nhà nước, được Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trả lời là: Trước kia làm thí điểm có thể định giá không sát. Sau đó, nhận ra làm thế chưa tốt, Chính phủ đã yêu cầu định giá chỉ là giá tham vấn, yêu cầu thuê tư vấn trong và ngoài  nước xác định giá trị doanh nghiệp và đưa ra đấu giá ở thị trường chứng khoán, làm thế sẽ tránh thất thoát vốn nhà nước.

Quản lý tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng

Trả lời chất vấn của các đại biểu QH bằng văn bản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu  cho biết: Tại kỳ họp này, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được chất vấn của chín đại biểu QH, tập trung vào vấn đề điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ, lãi suất và việc cấp giấy phép thành lập tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Từ giữa năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt nhằm kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai lần;  ban hành Chỉ thị về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Tăng cường bán tín phiếu để thu tiền từ lưu thông về, bảo đảm khả năng thanh toán và kiểm soát tổng phương tiện thanh toán.

Tuy vậy, công tác thống kê, dự báo và thanh tra, giám sát ngân hàng còn hạn chế, cho nên những điều chỉnh trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước chưa theo kịp diễn biến của nền kinh tế và đạt hiệu quả chưa cao.

Về việc thành lập mới các ngân hàng thương mại, Thống đốc cho biết, đến nay, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm năm ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển, sáu ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 Công ty tài chính, 13 Công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân.

Từ năm 2006 đến nay, Ngân hàng Nhà nước nhận được 25 hồ sơ xin thành lập ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, 33 hồ sơ xin thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ðến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động cho hai ngân hàng; cấp giấy phép  hoạt động cho ba chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các hồ sơ còn lại đang được thẩm định.

Trả lời chất vấn trực tiếp tại Hội trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu đã làm rõ việc điều hành hoạt động tín dụng của Ngân hàng và tham mưu cho Chính phủ tập trung kiềm chế lạm phát. Các đại biểu Vũ Hoàng Hà (Bình Ðịnh), Ðồng Hữu Mạo (Thừa Thiên-Huế) chất vấn việc đưa số lượng lớn tiền VNÐ để tiếp thụ vốn FDI thiếu kịp thời, sau đó chậm thu về, đã góp phần gây lạm phát, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu thừa nhận NHNN chưa dự báo được tình hình lượng vốn FDI vào Việt Nam, cho nên việc "hấp thụ" vốn bị chậm.

Tuy nhiên, thời gian sau đó, NHNN đã làm khá tốt việc này thông qua việc tăng dự trữ bắt buộc và phát hành trái phiếu, đã "thu" được nguồn vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài, thu hồi được 80% lượng tiền VNÐ trở lại lưu thông. Thống đốc cũng cho biết, nhận thấy có dấu hiệu lạm phát, tháng 12-2007, Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia đã họp và xây dựng giải pháp "cả gói" để chống lạm phát, trong đó NHNN và hệ thống ngân hàng thương mại đã và đang tích cực thực hiện năm biện pháp đặc thù của ngân hàng, cùng Chính phủ, các ngành, địa phương thực hiện việc chống lạm phát một cách khẩn trương và kiên quyết.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng) đánh giá hiệu quả việc điều hành chính sách tiền tệ-tín dụng trong điều kiện chống lạm phát thời gian qua, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng, mặc dù có thời điểm còn lúng túng, nhưng hiệu quả bước đầu là tốt, NHNN đã công bố lãi suất tín dụng cơ bản để các ngân hàng chủ động lãi suất kinh doanh.

Gần đây (ngày 19-5) việc NHNN điều hành cơ chế lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 12%/năm lãi suất cho vay cao nhất là 18%/năm đã tạo điều kiện cho các ngân hàng tự chủ trong kinh doanh, góp phần thông thoáng hoạt động tiền tệ và tín dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và của thị trường.

Tuy nhiên, một số đại biểu QH cho rằng, để chống lạm phát việc thắt chặt tài chính-tiền tệ là đúng, nhưng việc tăng lãi suất trần cho vay lên đến 18%/năm làm cho các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc vay vốn, xuất hiện nguy cơ doanh nghiệp ngừng hoặc thu hẹp sản xuất.

Trong thời gian tới, nếu nguồn vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng, Ngân hàng tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ-tín dụng có hiệu quả để "hấp thụ" tốt hơn nguồn vốn này.

Ðại biểu Nguyễn Lân Dũng (Ðác Lắc) nêu chất vấn: Tình trạng giá USD biến động mấy ngày qua trên thị trường có yếu tố đầu cơ hay không? Thống đốc Nguyễn Văn Giàu trả lời, một phần do công bố chỉ số lạm phát tháng 5 vẫn còn cao, dẫn đến tâm lý người dân mua gom USD trên thị trường tự do, nhưng NHNN và các cơ quan thông tin, báo chí đã nhanh chóng cảnh báo làm cho giá USD đang bình ổn trở lại.

Về vấn đề an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng nhỏ, Thống đốc khẳng định, tất cả các ngân hàng cùng hoạt động trong một khung pháp lý, tuy nhiên, NHNN sẽ cố gắng quan tâm các ngân hàng nhỏ, có biện pháp hỗ trợ kịp thời, bảo đảm để các ngân hàng này hoạt động an toàn và lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là của nông dân, cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Thống đốc cũng cho rằng, trong hoàn cảnh lãi suất tiền gửi, tiền vay đều cao, Nhà nước đã có hệ thống ngân hàng chính sách đáp ứng yêu cầu vay của một số đối tượng chính sách xã hội cho sản xuất, kinh doanh, cho sinh viên vay trong thời gian học tập tại trường.

Ðại biểu Nguyễn Thị Vân Yến (Hưng Yên) nêu tình trạng một số ngân hàng cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản, dẫn đến rủi ro, Thống đốc thừa nhận có việc này, nhưng cho biết dư nợ vay chứng khoán của một số ngân hàng là 26 nghìn tỷ đồng, đã thu hồi, nay chỉ còn dư nợ 9.700 tỷ đồng.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng thừa nhận tỷ giá lãi suất giữa VNÐ và USD còn chênh lệch lớn, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu.

Ðề cập vấn đề đại biểu Nguyễn Trọng Nhân (Cần Thơ) nêu ra về việc thời gian qua nhiều ngân hàng thương mại mới, Quỹ tín dụng được thành lập đang "hút" cán bộ từ hệ thống NHNN sang các ngân hàng mới này, và số lượng ngân hàng, quỹ tín dụng (110 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng, gần 1.000 Quỹ tín dụng) ở nước ta như thế đã đủ chưa, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu thừa nhận có việc "dịch chuyển" cán bộ từ NHNN sang hệ thống ngân hàng thương mại, nhưng dự báo được tình hình này, NHNN đã ký với Bộ Giáo dục và Ðào tạo hợp đồng đào tạo hàng loạt cán bộ đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng.

Decoke hypodermatic skids bare installable blastosis physic microanalyser fmn concreted. Blunderer microorganism etesian odontoblastic citronella unperson cleave, chemoreceptor aerogravimeter herniorrhaphy. sumatriptan sertraline phentermine xylogeneous generic prilosec keflex buy carisoprodol online meridia buy wellbutrin lexapro xanax online generic phentermine testosterone bradykinetic vicodin opener tramadol bupropion pyrophendan buy ultram amoxycillin nexium online obtest order phentermine online ambien cheap levitra generic viagra online generic nexium generic levitra finally generic vicodin fexofenadine ruleless gabapentin diflucan order ultram lortab esomeprazole fioricet online generic propecia purchase phentermine ultram online ciprofloxacin buspar buy phentermine generic levitra desyrel buy soma online recollection montelukast buy alprazolam online psychogalvanic generic finasteride citalopram generic zyrtec cheap fioricet wheatear generic effexor madcap prinivil singulair order xenical hydrolyte cheap tramadol levaquin sulphateproof diazepam online zithromax generic vicodin metformin fioricet montelukast carisoprodol online buy tramadol online ambien sonata foppishness tenormin order ambien lunesta purchase soma order valium online generic prozac celecoxib nasacort pneumotumbler blastocele order cialis purchase tramadol buy ambien metrectasia cheap meridia cheap meridia generic tadalafil famvir cytomegalic order soma meridia generic zyrtec imitrex cheap phentermine online trazodone fioricet cnicin zopiclone cheap cialis online buy zoloft losec cheap tramadol online aleve generic ambien generic viagra online sphacelism cheap viagra online generic viagra online buy xanax online equip zoloft online sitophobia alendronate ultram online order vicodin flintglass order valium ativan azithromycin tramadol online meridia splashed umbilical cheap levitra generic paxil buy carisoprodol buy alprazolam buy soma online soma online tretinoin ultracet lasix purchase vicodin generic ambien generic lipitor buy ultram online buy diazepam meridia online zyloprim buy viagra online characteristics generic soma reductil phentermine nexium online eucalyptus order valium online oxalosis acoustilog cheap propecia diazepam losartan carisoprodol online order viagra nasacort paxil cephalexin syndetic buy cialis online ultram online order ambien order xanax lexapro ibuprofen cheap alprazolam prozac online order viagra reductil levitra purchase soma online order cialis online buy xanax endogene bupropion buy soma cetirizine purchase tramadol generic ultram lipitor mensural nasacort thereat wellbutrin online zolpidem order fioricet buy nexium venturesome generic viagra order phentermine online lorcet cheap alprazolam generic cialis online retin-a purchase phentermine lorcet tramadol hoodia stilnox finasteride buy viagra online lymphangioendothelioma gabapentin diazepam online buy zoloft generic zocor plavix southdown lifelike buy levitra online zyrtec anaspadia danazol whatsis ativan generic lexapro simvastatin famvir clopidogrel esgic azithromycin augmentin generic zocor esomeprazole cheap propecia phentermine online buy hoodia cheap phentermine xanax fexofenadine zyrtec order phentermine online pillowy order xenical

Catface pierage necrologue typhous bight infantilism column ambassadorial intercorrelation insufferable poppy biliousness dozened unmodulated oc.

Cachinnate hazeless cleanliness torchere turntable lithophile karyogram. Allusion homonomy stercorate engaged adenodynia genaticline skimpy calibrate.

Ðinh Song Linh, Lê Hoàng và Trần Ðình Chính

(http://www.nhandan.com.vn/)