Ngày 20-11-2007, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường.
Từ 8 giờ 00 đến 10 giờ 00, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên biểu quyết thông qua Luật đặc xá và Luật tương trợ tư pháp.
1. Quốc hội thông qua Luật đặc xá. Quốc hội đã nghe:
- Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba đọc Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đặc xá.
- Uỷ viên Đoàn thư ký kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đọc dự thảo một số điều của dự án Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý.
Quốc hội đã lần lượt biểu quyết thông qua các điều:
- Phạm vi điều chỉnh (Điều 1);
- Đối tượng áp dụng (Điều 2);
- Thời điểm đặc xá (Điều 5);
- Điều kiện được đề nghị đặc xá (Điều 10);
- Các trường hợp không đề nghị đặc xá (Điều 11);
- Hiệu lực thi hành (Điều 35).
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ Luật đặc xá.
2. Quốc hội thông qua Luật tương trợ tư pháp. Quốc hội đã nghe:
- Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đọc Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tương trợ tư pháp.
- Ủy viên Đoàn thư ký kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Đặng Văn Chiến đọc dự thảo một số điều của dự án Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý.
Quốc hội đã lần lượt biểu quyết thông qua các điều:
- Phạm vi điều chỉnh (Điều 1);
- Nguyên tắc tương trợ tư pháp (Điều 4);
- Uỷ thác tư pháp và hình thức thực hiện tương trợ tư pháp (Điều 6);
- Hợp pháp hoá lãnh sự và việc công nhận giấy tờ, tài liệu uỷ thác tư pháp (Điều 7);
- Triệu tập và bảo vệ người làm chứng, người giám định (Điều 8);
- Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự (Điều 10);
- Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự (Điều 17);
- Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án (Điều 32);
- Từ chối dẫn độ cho nước ngoài (Điều 35);
- Điều kiện tiếp nhận, chuyển giao cho người đang chấp hành hình phạt tù (Điều 50).
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ Luật tương trợ tư pháp.
Từ 10 giờ 00 đến 11 giờ 30 và từ 14 giờ 00 đến 16 giờ 10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên điều khiển phiên thông qua Luật thuế thu nhập cá nhân; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá và Luật hoá chất.
1. Quốc hội thông qua Luật thuế thu nhập cá nhân. Quốc hội đã nghe:
- Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đọc Báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân.
- Ủy viên Đoàn thư ký kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã đọc dự thảo một số điều của dự án Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý.
Quốc hội đã lần lượt biểu quyết thông qua các điều:
- Đối tượng nộp thuế (Điều 2);
- Thu nhập chịu thuế (Điều 3);
- Thu nhập được miễn thuế (Điều 4);
- Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh (Điều 10);
- Giảm trừ gia cảnh (Điều 19);
- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo (Điều 20);
- Thu nhập tính thuế (Điều 21);
- Biểu thuế luỹ tiến từng phần (Điều 22);
- Biểu thuế toàn phần (Điều 23);
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú (Điều 24);
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú (Điều 33).
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ Luật thuế thu nhập cá nhân.
2. Quốc hội thông qua Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Quốc hội đã nghe:
- Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Đặng Vũ Minh đọc Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
- Ủy viên Đoàn thư ký kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Nghiêm Vũ Khải đọc dự thảo một số điều của dự án Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý.
Quốc hội đã lần lượt biểu quyết thông qua các điều:
- Pham vi điều chỉnh (Điều 1);
- Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá (Điều 5);
- Những hành vi bị nghiêm cấm (Điều 8);
- Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất (Điều 30);
- Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu (Điều 36);
- Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường (Điều 40).
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
3. Quốc hội thông qua Luật hoá chất. Quốc hội đã nghe:
- Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Đặng Vũ Minh đọc Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật hoá chất.
- Ủy viên Đoàn thư ký kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Nghiêm Vũ Khải đọc dự thảo một số điều của dự án Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý.
Quốc hội đã lần lượt biểu quyết thông qua các điều:
- Phạm vi điều chỉnh (Điều 1);
- Chính sách của Nhà nước về hoạt động hoá chất (Điều 6);
- Yêu cầu đối với dự án sản xuất, kinh doanh hoá chất (Điều 10);
- Trách nhiệm đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hoá chất (Điều 11);
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hoá chất để sản xuất sản phẩm, hàng hoá khác (Điều 30);
- Phòng ngừa sự cố hoá chất (Điều 36);
- Trách nhiệm xử lý hoá chất độc tồn dư không rõ nguồn gốc, hoá chất, sản phẩm chứa hoá chất độc bị tịch thu (Điều 59);
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hoá chất của Bộ công thương (Điều 63).
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ Luật hoá chất.
Từ 16 giờ 10 đến kết thúc phiên làm việc ngày 20-11-2007, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều khiển phiên thông qua Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Quốc hội đã nghe Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đọc Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Thứ tư, ngày 21-11-2007, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường và họp phiên bế mạc.
Phiên bế mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XII sẽ được Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp để cử tri và đồng bào cả nước cùng theo dõi.