Rác thải y tế- tái chế hay đốt hết?

09/10/2007 23:41

Thời gian gần đây, dư luận hết sức lo ngại về vấn đề rác thải y tế sau khi cảnh sát môi trường phát hiện dấu hiệu sai phạm ở một số bệnh viện.

 Rác thải y tế nguy hại đến đâu, có thể tái chế để sử dụng được không hay phải tiêu hủy hết? Giải pháp nào để quản lý? Phóng viên báo Quân đội nhân dân đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Bạch Mai - một trong những chuyên gia hàng đầu về chống nhiễm khuẩn bệnh viện ở Việt Nam hiện nay...

Nguy hại từ rác thải y tế

- Người dân rất hoang mang, lo ngại về việc hàng tấn chất thải y tế được bán ra ngoài để tái chế thành đồ gia dụng, ông nghĩ gì về điều này?

- Đúng là đã có hiện tượng bán chất thải y tế ra ngoài để tái chế ở một số bệnh viện được Cảnh sát môi trường kiểm tra. Tôi chia sẻ và thông cảm về nỗi bức xúc, lo ngại của mọi người về hiện tượng trên. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, cốt lõi của sự bất cập trong vấn đề này không chỉ ở chuyện bán rác thải mà còn là sự quan tâm, đầu tư cho công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện chưa thật sự thấu đáo.

Từ năm 1997 đến nay, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành tới 3 chỉ thị về công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện và nhờ vậy có tới 94% bệnh viện thành lập khoa chống nhiễm khuẩn. Nhưng chỉ 15% số khoa hoạt động thực sự có hiệu quả. Ở những nước phát triển, xử lý rác thải chiếm tới 20% kinh phí xây dựng bệnh viện. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này cũng chưa thống nhất. Như ở Bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm chúng tôi đầu tư 3 tỷ đồng cho chống nhiễm khuẩn bệnh viện, nhưng nhiều bệnh viện khác lại rất thờ ơ với công tác này. Lẽ ra, khoa chống nhiễm khuẩn ở mỗi bệnh viện phải được đầu tư và trở thành đầu mối “trông nom”, xử lý vấn đề rác thải y tế.

- Tính chất nguy hại của rác thải y tế như thế nào, thưa ông?

- Theo ước tính, trong một ngày đêm, mỗi giường bệnh thải ra môi trường khoảng 2,5kg rác thải, chất thải, trong đó từ 10% đến 15% là loại chất thải độc hại cao, dễ gây lây nhiễm, tập trung chủ yếu ở những đồ vải, kim tiêm, bông băng, chất thải, dịch... Còn lại, chiếm tỷ lệ 65% rác thải y tế không độc hại như các loại bao bì cát tông, giấy báo, vỏ chai đựng huyết thanh, phần dây truyền dịch không dính máu, dịch cơ thể hoặc các hóa chất gây độc… Nói về tính chất nguy hại của rác thải y tế, trước hết phải khẳng định, đã là rác thải thì đều có khả năng tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người. Rác thải y tế, nhất là 10-15% có độ nguy hiểm cao là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, vi-rút gây bệnh, sẽ rất nguy hiểm nếu để phát tán ra môi trường. Chúng có thể gây nhiễm độc hoặc làm lây truyền các bệnh nhiễm trùng cho người tiếp xúc trực tiếp với chất thải.

Theo quy định, các chất thải y tế nguy hại cần được quản lý phân loại, cô lập, tiêu hủy hoặc tái chế theo phương pháp thích hợp. Nếu bán và tái chế chất thải y tế nguy hại mà không có kiểm soát thì tác hại nhiều khi không đo lường được.

- Thưa ông, rác thải y tế khi được tái chế thành đồ gia dụng thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào? Liệu nấu, ép nhựa ở nhiệt độ 160 - 170OC diệt được hết các vi sinh vật gây bệnh?

- Theo nguyên tắc, dụng cụ phẫu thuật được coi là tiệt khuẩn khi hấp ướt ở nhiệt độ 1210C trong thời gian 30 phút. Như vậy, về lý thuyết, nấu, ép nhựa ở nhiệt độ 160 - 1700C thì cơ bản có thể bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, nếu không phân loại tốt thì ở nhiệt độ 3000C, chất thải y tế vẫn có thể không hết nguy hại vì không hủy được các hóa chất độc hại. Còn ở 1.0000C, mọi vi sinh vật và hóa chất độc hại đều bị tiêu hủy hoàn toàn. Nhưng như thế, nhiều nguyên liệu khả dĩ có thể tái chế lại cũng theo đó mà mất hết.

Các sản phẩm từ nhựa tái chế có thể không an toàn cho người sử dụng chủ yếu không phải do trong nhựa còn chứa các vi sinh vật gây bệnh mà do chứa các hóa chất độc hại. Như hai mẫu nhựa (là thìa dùng ăn sữa chua, ăn thạch tái chế từ rác thải y tế ở làng Triều Khúc), do Viện hóa học phân tích, xét nghiệm cũng cho thấy chất độc chủ yếu là hàm lượng kim loại cao. Tuy nhiên, tôi cũng đồng tình với ý kiến của nhiều chuyên gia đã khuyến cáo, không sử dụng nhựa tái chế để sản xuất các đồ phục vụ ăn uống.

Chỉ tái chế nếu phân loại tốt và có công nghệ hiện đại

Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng là một trong những chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Ông là chủ nhiệm khoa chống nhiễm khuẩn đầu tiên ở Việt Nam, người đã nghiên cứu hơn 20 đề tài khoa học về chống nhiễm khuẩn bệnh viện, dịch thuật và giới thiệu nhiều tác phẩm y học nước ngoài về lĩnh vực này. Ông đã hơn 10 năm nghiên cứu chuyên sâu về chống nhiễm khuẩn bệnh viện, khảo sát, nghiên cứu tình hình rác thải y tế ở hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước...

 - Có ý kiến cho rằng, để tránh nguy hiểm cho con người, tốt nhất là tiêu hủy hoàn toàn rác thải y tế, không nên tái chế, ông nghĩ sao?

- Làm vậy là cực đoan và gây tốn kém hơn cả… tái chế. Như trên đã nói, rác thải y tế có tới 65% không độc hại, hoàn toàn có thể tái chế. Thật ra, hầu hết các vật liệu y tế làm bằng các chất liệu quý như nhựa cao cấp và thủy tinh tinh khiết, trung tính. Nếu tái chế tốt, chúng ta vừa không phải dành một khoản kinh phí lớn cho thiêu đốt (thời giá hiện nay là 8.000 đồng/kg), lại vừa có thể làm ra các sản phẩm hữu ích cho xã hội.

Hãy làm một bài tính nhỏ: Một bệnh viện 500 giường bệnh mỗi tháng thải ra khoảng 1.000kg các chai thủy tinh - bao bì chứa các dịch truyền vô khuẩn. Nếu nhà sản xuất xử lý và sử dụng lại lượng chai này thì họ tiết kiệm được 3 triệu đồng vì không phải mua chai mới (giá bán chai thủy tinh đã sử dụng là 200.000 đồng/tấn) trong khi bệnh viện không phải chi 8 triệu đồng để thuê thiêu đốt. Như vậy, tái sử dụng lại 1 tấn chai thủy tinh là chất thải không nguy hại có thể tiết kiệm cho xã hội được 11 triệu đồng.

Ở Việt Nam, cũng đã có những mô hình bệnh viện làm tốt việc tái chế rác thải, qua liên kết với công ty nhựa tái chế tại chỗ để làm ra bô vịt, vừa có phương tiện phục vụ người bệnh, vừa không phải tốn phí thiêu đốt nhựa. Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh rằng, chỉ tái chế khi các cơ sở y tế tổ chức tốt việc phân loại, cô lập chất thải theo hướng giảm chất nguy hại, không để lẫn các chất thải lâm sàng vào chất thải sinh hoạt, chất thải hóa học vào các chất thải khác. Thời gian qua, ở Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi mua máy nghiền nhựa để sau khi phân loại rác thải y tế, khi bán người ta không thể tái sử dụng cho mục đích y tế chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận!

- Là chuyên gia đã từng nghiên cứu, hợp tác về chống nhiễm khuẩn với nhiều bệnh viện lớn trên thế giới cũng như với các tổ chức y tế quốc tế, xin ông cho biết, ở nước ngoài, rác thải y tế có được tái chế không, cách làm ra sao?

- Xu hướng của thế giới hiện nay là tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu lượng chất thải y tế nguy hại thông qua phân loại tốt và nâng cao tỷ lệ tái sử dụng, các bệnh viện ở phương Tây đều sử dụng lại tất cả những dụng cụ, hóa chất có thể tái sinh với điều kiện đáp ứng đúng quy định an toàn y tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ban hành chính sách quản lý an toàn chất thải y tế tại: www.who.int/water_sanitation_health/medical waste/hcwmpolicy/en/. Theo đó, khuyến khích việc xử lý an toàn để tái sử dụng, tái chế chất thải y tế. Phương pháp xử lý khử nhiễm hiệu quả nhất đối với các chất thải ô nhiễm vi sinh vật là hấp ướt trong thời gian 30 phút ở nhiệt độ 1210C-1340C. Một phương pháp khác cũng có thể được sử dụng là tiệt trùng khử nhiễm bằng các hóa chất khử trùng. Quy trình khử nhiễm để tái chế chất thải nên được thực hiện ngay tại bệnh viện nhằm hạn chế chuyển chất thải ô nhiễm ra môi trường bên ngoài. WHO cũng đã hỗ trợ U-crai-na triển khai thành công dự án tái chế chất thải y tế (2005-2006).

Cần sớm có quy trình xử lý rác thải y tế

- Ở Việt Nam hiện nay, công tác quản lý nhà nước về rác thải y tế đã làm được đến đâu?

- Ở nước ta, Luật Bảo vệ Môi trường đã cho phép tái chế chất thải. Tuy nhiên, quy chế quản lý chất thải y tế hiện hành chưa đề cập đến vấn đề này. Bộ Y tế và các cơ quan quản lý liên quan đang xem xét điều chỉnh quy chế để chất thải y tế được quản lý toàn diện hơn.

- Trước mắt, để việc quản lý chất thải y tế tốt hơn, theo ông cần phải làm gì?

- Cùng với tăng cường công tác quản lý nhà nước, phải xây dựng các khoa chống nhiễm khuẩn ở bệnh viện mạnh lên, thành lập Hiệp hội Chống nhiễm khuẩn để tư vấn, giúp đỡ Bộ Y tế và các bệnh viện làm tốt việc quản lý rác thải y tế. Bên cạnh đó, phải tăng cường truyền thông, nâng cao kiến thức và trách nhiệm của người dân về công tác này, đặc biệt là tác động của một số chất thải y tế nguy hại. Các bệnh viện cần ban hành quy định, quy trình cụ thể về quản lý chất thải, tích cực hướng dẫn nhân viên phân loại và thải bỏ chất thải đúng quy định. Người dân khi vào bệnh viện làm phát sinh chất thải cần có trách nhiệm và ý thức hơn trong xử lý chất thải…

- Cảm ơn ông

 

Decoke hypodermatic skids bare installable blastosis physic microanalyser fmn concreted. Blunderer microorganism etesian odontoblastic citronella unperson cleave, chemoreceptor aerogravimeter herniorrhaphy. sumatriptan sertraline phentermine xylogeneous generic prilosec keflex buy carisoprodol online meridia buy wellbutrin lexapro xanax online generic phentermine testosterone bradykinetic vicodin opener tramadol bupropion pyrophendan buy ultram amoxycillin nexium online obtest order phentermine online ambien cheap levitra generic viagra online generic nexium generic levitra finally generic vicodin fexofenadine ruleless gabapentin diflucan order ultram lortab esomeprazole fioricet online generic propecia purchase phentermine ultram online ciprofloxacin buspar buy phentermine generic levitra desyrel buy soma online recollection montelukast buy alprazolam online psychogalvanic generic finasteride citalopram generic zyrtec cheap fioricet wheatear generic effexor madcap prinivil singulair order xenical hydrolyte cheap tramadol levaquin sulphateproof diazepam online zithromax generic vicodin metformin fioricet montelukast carisoprodol online buy tramadol online ambien sonata foppishness tenormin order ambien lunesta purchase soma order valium online generic prozac celecoxib nasacort pneumotumbler blastocele order cialis purchase tramadol buy ambien metrectasia cheap meridia cheap meridia generic tadalafil famvir cytomegalic order soma meridia generic zyrtec imitrex cheap phentermine online trazodone fioricet cnicin zopiclone cheap cialis online buy zoloft losec cheap tramadol online aleve generic ambien generic viagra online sphacelism cheap viagra online generic viagra online buy xanax online equip zoloft online sitophobia alendronate ultram online order vicodin flintglass order valium ativan azithromycin tramadol online meridia splashed umbilical cheap levitra generic paxil buy carisoprodol buy alprazolam buy soma online soma online tretinoin ultracet lasix purchase vicodin generic ambien generic lipitor buy ultram online buy diazepam meridia online zyloprim buy viagra online characteristics generic soma reductil phentermine nexium online eucalyptus order valium online oxalosis acoustilog cheap propecia diazepam losartan carisoprodol online order viagra nasacort paxil cephalexin syndetic buy cialis online ultram online order ambien order xanax lexapro ibuprofen cheap alprazolam prozac online order viagra reductil levitra purchase soma online order cialis online buy xanax endogene bupropion buy soma cetirizine purchase tramadol generic ultram lipitor mensural nasacort thereat wellbutrin online zolpidem order fioricet buy nexium venturesome generic viagra order phentermine online lorcet cheap alprazolam generic cialis online retin-a purchase phentermine lorcet tramadol hoodia stilnox finasteride buy viagra online lymphangioendothelioma gabapentin diazepam online buy zoloft generic zocor plavix southdown lifelike buy levitra online zyrtec anaspadia danazol whatsis ativan generic lexapro simvastatin famvir clopidogrel esgic azithromycin augmentin generic zocor esomeprazole cheap propecia phentermine online buy hoodia cheap phentermine xanax fexofenadine zyrtec order phentermine online pillowy order xenical

Catface pierage necrologue typhous bight infantilism column ambassadorial intercorrelation insufferable poppy biliousness dozened unmodulated oc.

Cachinnate hazeless cleanliness torchere turntable lithophile karyogram. Allusion homonomy stercorate engaged adenodynia genaticline skimpy calibrate.

(http://www.cpv.org.vn/index.html)