Bàn về vấn đề giám sát thực hiện chính sách dân tộc, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành cho rằng, Quốc hội giám sát thực hiện chính sách dân tộc là việc Quốc hội và các cơ quan chức năng với tư cách cơ quan lập pháp trong bộ máy nhà nước thông qua các công cụ, phương tiện để tiến hành theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc (chính sách dân tộc), đồng thời, tiến hành xử lý những vấn đề bất thường đối với tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung chính sách đề ra theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành
Quốc hội thực hiện quyền giám sát thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc Hiến định. Tại khoản 3 Điều 74 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ về giám sát của Quốc hội nhu sau: “Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập”. Tại khoản 7 Điều 74 Hiến pháp quy định: “Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường họp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân”.
Về thực trạng hoạt động giám sát thực hiện chính sách dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ tịch hội đồng dân tộc cho biết, Quốc hội giám sát chính sách dân tộc thông qua quyền lập hiến. Giám sát là một trong 15 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, chức năng của Quốc hội được quy định tại khoản 2 Điều 70 Hiến pháp năm 2013, như sau: thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Bên cạnh đó, Quốc hội giám sát thực hiện chính sách dân tộc thông qua xem xét quy định có liên quan trong các dự án luật. Về nhiệm vụ thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc (theo quy định chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Dân tộc tại Điều 69 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014), trong các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc thực hiện quyền giám sát chủ yếu ở các dự án luật, pháp lệnh được giao trong công tác phối họp thẩm tra.
Quốc hội giám sát thực hiện chính sách dân tộc thông qua hoạt động giám sát, khảo sát theo chuyên đề. Quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, giám sát chuyên đề của Quốc hội và các cơ quan Quốc hội được tiến hành trên hai phương diện: giám sát văn bản quy phạm pháp luật và giám sát hoạt động; về nội dung có thể là giám sát chuyên đề và giám sát vụ việc.
Cùng với đó, Quốc hội giám sát thực hiện chính sách dân tộc thông qua hoạt động giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn. Về bản chất, chất vấn là một hình thức được Quốc hội áp dụng để giám sát hoạt động của các cơ quan và các cá nhân được giao quyền. Khi thực hiện hoạt động chất vấn, đại biểu Quốc hội nhàn danh cá nhân là đại diện quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân nêu ra những câu hỏi thuộc về trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các thành viên Chính phủ (do Quốc hội bầu), đồng thòi yêu cầu họ trả lời về trách nhiệm pháp lý, nguyên nhân và giải pháp khác phục vấn đề.
Ngoài ra, Quốc hội giám sát thực hiện chính sách dân tộc thông qua thẩm tra báo cáo, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, các báo cáo, đề án Chính phủ trình Quốc hội. Hàng năm, tại các kỳ họp Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội các báo cáo, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, các báo cáo, đề án Chính phủ trình Quốc hội xem xét... Đối với các nội dung có liên quan đến dân tộc thiểu số (DTTS) và chính sách dân tộc, phần lớn đều được giao cho Hội đồng Dân tộc chủ trì phối họp với các ủy ban của Quốc hội, thẩm tra (các báo cáo của Chính phủ, các bộ ngành về kinh tế - xã hội, về quyết toán ngân sách nhà nước; tham gia xây dựng Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Quốc hội).