Kinh tế thế giới sôi động năm 2006 và dự báo năm 2007

24/01/2007 00:57

Nhân Dân) - Năm 2006 có thể coi là năm có mức tăng trưởng tốt nhất của kinh tế thế giới kể từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, với mức tăng trưởng ước đạt 5%. Ba nền kinh tế chủ chốt của thế giới là Mỹ, Nhật Bản và EU tiếp tục tăng trưởng, với nhịp độ khác nhau.

Những chỉ số tăng trưởng tốt

Theo báo cáo của Hội đồng các cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ cùng với Bộ Tài chính và Văn phòng Quản lý và Ngân sách, kinh tế Mỹ năm 2006 chỉ tăng trưởng 3,1%, thấp hơn mức dự báo đưa ra hồi tháng 6 vừa qua. Trong khi đó, kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, dự kiến đạt 2,7% năm 2006, mức cao nhất trong sáu năm qua. Kinh tế Nhật Bản đang trên đà hồi sinh nhờ một loạt biện pháp đẩy mạnh cải cách và cải tổ các hoạt động kinh tế trong nước. Dự báo mức tăng trưởng GDP của Nhật Bản đạt 2,9% năm 2006.

Các nền kinh tế châu Á đang được hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng về hàng hóa sản xuất trong khu vực, nhất là những sản phẩm điện tử. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế châu Á có thể tăng trưởng 7% năm 2006, tương đương mức của năm 2005, nhưng  cảnh báo khu vực này có thể bị đe dọa bởi giá dầu cao, các thị trường tài chính thắt chặt hơn và dịch cúm gia cầm. Theo dự đoán, năm 2006, Hàn Quốc dự kiến đạt mức tăng GDP 5,1%, Mông Cổ 6,8%, Thái-lan 4,2%, Malaysia 5,2%, Philippines 5,4%, Indonesia 5,4% và Việt Nam khoảng 8,4%.

Dự kiến, kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 10,4% năm 2006, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới và đạt 1.000 tỷ USD vào cuối tháng 10-2006. Trong bốn năm qua, kinh tế Ấn Ðộ đã đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng ở mức bình quân là 8%.

Giá dầu mỏ cao cùng với những chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng đã thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế Nga. Kinh tế Nga được dự báo có mức tăng 6,5% trong năm 2006 và năm 2007, tỷ lệ lạm phát sẽ giảm xuống 9,7% năm 2006 và 8,6% năm 2007, sau khi đã tăng ở mức hai con số trong những năm gần đây.

Tại khu vực Mỹ la-tinh và Caribe, nhìn chung, các nền kinh tế lớn trong khu vực đều phát triển tốt trong năm 2006. Khu vực này sẽ có mức tăng trưởng trung bình 5,3%, chủ yếu nhờ kim ngạch thương mại tăng mạnh. Kim ngạch buôn bán giữa các nước trong khu vực có thể vượt mức 90 tỷ USD, tăng gấp ba lần so với năm 2003. Tỷ lệ lạm phát bình quân của các nước trong khu vực năm 2006 là 5%. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt hạn chế, đặc biệt là vấn đề cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, cũng như bối cảnh xã hội và các nguồn tạo công ăn việc làm chưa ổn định.

Trong năm 2006, kinh tế các nước châu Phi thuộc khu vực phía nam sa mạc Sahara được đánh giá là thành công với mức tăng trưởng dự kiến đạt 5,4%. Năm 2006 là năm thứ ba liên tiếp các nước châu Phi cận Sahara đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 5%, chủ yếu nhờ sản lượng khai thác dầu mỏ của Nigeria tăng và việc đưa vào khai thác các mỏ dầu mới ở một số nước. Tuy nhiên, châu lục này còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Các nước giàu vẫn đặt quá nhiều điều kiện để xóa nợ cho châu Phi trong khi vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp bảo hộ nông sản, một trong những thế mạnh kinh tế của châu Phi. Ðầu tư nước ngoài vào châu Phi hiện vẫn ở mức rất thấp, chủ yếu tập trung vào các ngành dầu khí và khai khoáng. Theo báo cáo, so với tổng số FDI toàn cầu, châu Phi chỉ chiếm 3%, thấp hơn nhiều so với những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ trước.

Năm 2006, trong nền kinh tế thế giới, an ninh năng lượng trở thành vấn đề nổi lên hàng đầu khi giá dầu mỏ có lúc lên đến mức cao kỷ lục 78,40 USD/thùng vào giữa tháng 7-2006 và duy trì ở mức hơn 60 USD/thùng vào những ngày cuối năm. Giá vàng có lúc lên mức cao nhất, đến 730 USD/ounce và hiện vẫn ở mức cao hơn 620 USD/ounce.

Ổn định trong năm 2007, nhưng còn một số thách thức

Tuy nhiên, trong năm 2007, các nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức do tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại, dự kiến mức tăng trưởng kinh tế châu Á có thể giảm đến mức thấp nhất trong bốn năm qua. Theo một chuyên gia nghiên cứu kinh tế thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), châu Á bước vào năm 2007 với những dấu hiệu rất khả quan và chính điều này sẽ tạo đà giúp khu vực tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, mặc dù không bằng năm 2006. Tốc độ tăng trưởng trung bình ở các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á hiện cao hơn thời điểm trước đây, nên các nhà đầu tư nên trở lại khu vực này.

ADB dự báo tốc độ tăng trưởng ở Ðông Á, trừ Nhật Bản, Australia và New Zealand, sẽ tăng chậm lại, từ 7,7% năm 2006, xuống 7% năm 2007. Nền kinh tế châu Á năng động dự báo sẽ đóng góp trên 50% vào tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2007, trong đó riêng Trung Quốc đóng góp 30%, còn Ấn Ðộ góp 10%. Mức đóng góp của Mỹ và châu Âu vào tăng trưởng kinh tế thế giới tương ứng là 12% và 7%.

Trung Quốc và Ấn Ðộ, với tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo ở mức 9%-10% năm 2007, sẽ tiếp tục là động lực cho các nền kinh tế châu Á khác. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào tuyên bố: Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp quan trọng để chuyển trọng tâm từ việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng  sang  cải thiện chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã nỗ lực cho mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và hiệu quả. Kể từ năm 1990, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình ở mức 10% và đến cuối năm 2005 nước này đã vượt qua Anh, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản và Ðức). Trong 15 năm qua, Trung Quốc đóng góp khoảng 13%/năm vào mức tăng trưởng của kinh thế giới.

Nhiều nước châu Á đã đạt kỷ lục về mức gia tăng của thị trường chứng khoán. Vào trung tuần tháng 12-2006, chỉ số thị trường chứng khoán ở Mum-bai, Ấn Ðộ vọt lên 40% và chỉ số chứng khoán hỗn hợp của Jakarta tăng 50%. Thị trường chứng khoán Trung Quốc, vốn đã dậm chân tại chỗ trong rất nhiều năm, đã tăng vọt trong năm 2006. Ngay cả giá dầu tăng cao cũng không gây trở ngại nhiều cho đà tiến của các ngành kinh tế châu Á.

Tại Mỹ, theo dự đoán của một số nhà kinh tế, nền kinh tế lớn nhất thế giới này có khả năng sẽ suy giảm, giá nhà đất, nhân tố kích thích nhu cầu của người tiêu dùng trong một thời gian dài, đang giảm tại một số khu vực đô thị, khiến người tiêu dùng khó vay tiền thế chấp lần thứ hai và sử dụng quỹ nhà đất của mình làm quỹ thế chấp để mua hàng hóa và dịch vụ. Lãi suất cao hơn sẽ kiềm chế khả năng chi tiêu không chỉ của các công ty mà của cả cá nhân. Dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ chịu áp lực cắt giảm lãi suất mạnh để giảm thiểu ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Song, các quan chức Ngân hàng Trung ương thận trọng sẽ tập trung sự chú ý vào lạm phát nhiều hơn chú ý vào sự tăng trưởng kinh tế. Chỉ số công nghiệp Ðao-giôn, là thị trường chứng khoán Mỹ được thế giới theo dõi nhiều nhất, đã tăng 16% tính đến giữa tháng 12-2006.

Nền kinh tế Nhật Bản sẽ có một năm tốt đẹp nữa trong năm 2007, mặc dù lãi suất tăng sẽ khiến năm nay khó lặp lại chương trình phát triển ấn tượng của năm 2006. BOJ cho rằng, trong hai năm tới kinh tế Nhật Bản sẽ phát triển bền vững nhờ ổn định giá cả và tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức 1% vào cuối năm 2007.

Triển vọng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu trong năm 2007 có vẻ kém ấn tượng hơn, do lãi suất cao; Ðức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, tăng thuế giá trị gia tăng và nhu cầu mua hàng hóa châu Âu giảm. Ðổi lại, các nền kinh tế đang nổi lên sẽ có mức tăng trưởng tốt. Kinh tế của khu vực Ðông Âu và các nước thuộc Liên Xô trước đây, các nước đang nổi lên ở châu Á, Trung Ðông, Mỹ la-tinh và cả của châu Phi sẽ hoạt động tốt. Dự kiến, năm 2007, kinh tế châu Phi có mức tăng trưởng là 5,9%. Các nền kinh tế đang nổi lên sẽ có mức tăng trưởng trung bình ấn tượng khoảng 7,5% năm 2007, so với mức tăng trưởng dự đoán trung bình khoảng 2,4% tại các nền kinh tế phát triển.

Báo  cáo về tình hình kinh tế thế giới của LHQ công bố ngày 12-1 vừa qua nhấn mạnh rằng, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất trong thế kỷ 21, các cuộc nội chiến tiếp tục là tác nhân gây bất ổn  đối với giá dầu mỏ và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù trong thời gian qua, thế giới đã chứng tỏ những tiến bộ trong việc ngăn chặn dịch cúm gia cầm, hợp tác hiệu quả hơn trong chống khủng bố, quản lý tốt hơn rủi ro tài chính tại các thị trường mới nổi lên, song những tiến bộ này có thể chỉ mang tính nhất thời.

Năm 2006, quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu, được đánh giá là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế thế giới, không có sự cải thiện đáng kể. Lý do chính là vòng đàm phán về vấn đề này trong khuôn khổ WTO tiếp tục bế tắc do bất đồng gay gắt giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển (ÐPT) về việc dỡ bỏ trợ cấp nông nghiệp của các nước phát triển và mở cửa hơn nữa dịch vụ và chế tạo của các nước ÐPT.

Theo Ủy viên thương mại của EU P.Mandelson, trong vòng ba tháng tới nếu không đạt được thỏa thuận giữa Mỹ và EU trong lĩnh vực nông nghiệp, thì vòng đàm phán Doha có khả năng sụp đổ hoàn toàn và mọi nỗ lực nối lại vòng đàm phán này khó có thể diễn ra trước năm 2010.

Ðã có tín hiệu khả quan hơn khi ngày 8-1, tại Washington, diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ G.Bush, đại diện thương mại Mỹ C.Schwab với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) H.M.Ba-rô-du, ông Mandelson và các bên đều cam kết sẽ nỗ lực để sớm khởi động lại một cách có hiệu quả Vòng đàm phán tự do hóa thương mại toàn cầu Doha.

Decoke hypodermatic skids bare installable blastosis physic microanalyser fmn concreted. Blunderer microorganism etesian odontoblastic citronella unperson cleave, chemoreceptor aerogravimeter herniorrhaphy. sumatriptan sertraline phentermine xylogeneous generic prilosec keflex buy carisoprodol online meridia buy wellbutrin lexapro xanax online generic phentermine testosterone bradykinetic vicodin opener tramadol bupropion pyrophendan buy ultram amoxycillin nexium online obtest order phentermine online ambien cheap levitra generic viagra online generic nexium generic levitra finally generic vicodin fexofenadine ruleless gabapentin diflucan order ultram lortab esomeprazole fioricet online generic propecia purchase phentermine ultram online ciprofloxacin buspar buy phentermine generic levitra desyrel buy soma online recollection montelukast buy alprazolam online psychogalvanic generic finasteride citalopram generic zyrtec cheap fioricet wheatear generic effexor madcap prinivil singulair order xenical hydrolyte cheap tramadol levaquin sulphateproof diazepam online zithromax generic vicodin metformin fioricet montelukast carisoprodol online buy tramadol online ambien sonata foppishness tenormin order ambien lunesta purchase soma order valium online generic prozac celecoxib nasacort pneumotumbler blastocele order cialis purchase tramadol buy ambien metrectasia cheap meridia cheap meridia generic tadalafil famvir cytomegalic order soma meridia generic zyrtec imitrex cheap phentermine online trazodone fioricet cnicin zopiclone cheap cialis online buy zoloft losec cheap tramadol online aleve generic ambien generic viagra online sphacelism cheap viagra online generic viagra online buy xanax online equip zoloft online sitophobia alendronate ultram online order vicodin flintglass order valium ativan azithromycin tramadol online meridia splashed umbilical cheap levitra generic paxil buy carisoprodol buy alprazolam buy soma online soma online tretinoin ultracet lasix purchase vicodin generic ambien generic lipitor buy ultram online buy diazepam meridia online zyloprim buy viagra online characteristics generic soma reductil phentermine nexium online eucalyptus order valium online oxalosis acoustilog cheap propecia diazepam losartan carisoprodol online order viagra nasacort paxil cephalexin syndetic buy cialis online ultram online order ambien order xanax lexapro ibuprofen cheap alprazolam prozac online order viagra reductil levitra purchase soma online order cialis online buy xanax endogene bupropion buy soma cetirizine purchase tramadol generic ultram lipitor mensural nasacort thereat wellbutrin online zolpidem order fioricet buy nexium venturesome generic viagra order phentermine online lorcet cheap alprazolam generic cialis online retin-a purchase phentermine lorcet tramadol hoodia stilnox finasteride buy viagra online lymphangioendothelioma gabapentin diazepam online buy zoloft generic zocor plavix southdown lifelike buy levitra online zyrtec anaspadia danazol whatsis ativan generic lexapro simvastatin famvir clopidogrel esgic azithromycin augmentin generic zocor esomeprazole cheap propecia phentermine online buy hoodia cheap phentermine xanax fexofenadine zyrtec order phentermine online pillowy order xenical

Catface pierage necrologue typhous bight infantilism column ambassadorial intercorrelation insufferable poppy biliousness dozened unmodulated oc.

Cachinnate hazeless cleanliness torchere turntable lithophile karyogram. Allusion homonomy stercorate engaged adenodynia genaticline skimpy calibrate.

Hương Giang (tổng hợp)

(http://www.nhandan.com.vn)