PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THỨ HAI BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN NGUYỆN CỦA QUỐC HỘI

14/06/2024 16:33

Chiều 14/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án, Phiên họp thứ Hai của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân nguyện của Quốc hội cho ý kiến nội dung các văn bản Dự thảo.

PHIÊN HỌP THỨ HAI BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN NGUYỆN CỦA QUỐC HỘI

Toàn cảnh Phiên họp

Tham dự Phiên họp có: Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban soạn thảo Đề án.

Ngày 06/4/2023, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1516-NQ/ĐĐQH15 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Dân nguyện của Quốc hội. Đề án được xây dựng nhằm đánh giá đúng thực trạng về chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện của Quốc hội, về tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thực hiện công tác tham mưu, giúp Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác dân nguyện. Từ đó, đưa ra yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp nhằm đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân nguyện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới.

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án

Báo cáo tại Phiên họp, Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công - Ủy viên Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ soạn thảo cho biết, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo xây dựng và ban hành Kế hoạch xây dựng Dự thảo Đề án số 1687/KH-BCĐ ngày 25/9/2023 kèm theo bảng phân công thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ soạn thảo thực hiện xây dựng các dự thảo chuyên đề của các nhóm. Đồng thời, tham mưu triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch trong thời gian vừa qua, cụ thể: Đôn đốc các nhóm xây dựng và hoàn thiện các dự thảo báo cáo chuyên đề của Đề án (7 chuyên đề); Tổ chức Hội thảo về Đổi mới công tác dân nguyện lấy ý kiến tham gia đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu Quốc hội, các cơ quan có liên quan về dự thảo Đề án (thực hiện tháng 02/2024);…

Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công - Ủy viên Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ soạn thảo

Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công cũng cho biết, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tổng hợp báo cáo chuyên đề, nghiên cứu, tổng hợp các báo cáo tổng kết công tác dân nguyện, các báo cáo chuyên đề xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Đề án xin ý kiến đóng góp của thành viên Ban Chỉ đạo để xây dựng Dự thảo Đề án. Bên cạnh đó, chủ động tiếp thu các ý kiến tham gia góp ý của các đồng chí Ủy viên Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án; tích cực tổ chức nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện nội dung Dự thảo Đề án.

Ban Chỉ đạo cũng tiếp thu, bổ sung các nội dung đã có kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như: Báo cáo rà soát các nghị quyết sửa đổi, bổ sung các nghị quyết số 228, 694 và 759 và định hướng xây dựng 01 nghị quyết mới sửa đổi, bổ sung các nghị quyết trên; báo cáo tổng kết nghị quyết liên tịch số 525 về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xây dựng nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 525 nêu trên;..

Báo cáo về một số nội dung trọng tâm của Đề án, Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công nêu rõ, Đề án đã bám sát Đề cương đã được Ban chỉ đạo thông qua, gồm 04 phần: Phần mở đầu; Phần Thứ Nhất - Thực trạng công tác dân nguyện của Quốc hội; Phần Thứ Hai - Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân nguyện của Quốc hội; Phần Thứ Ba - Kiến nghị, đề xuất và tổ chức thực hiện.

Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án

Cho ý kiến tại phiên họp, đa số đại biểu đánh giá cao công tác chuẩn bị công phu, trách nhiệm, kỹ lưỡng của Thường trực Ban Chỉ đạo, Tổ soạn thảo cũng như Ban Dân nguyện, đồng thời tán thành với nhiều nội dung trọng tâm tại Dự thảo Đề án, Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Kết luận của Đảng đoàn Quốc hội.

Để tiếp tục hoàn thiện, các ý kiến cũng lưu ý: Đề án cần phân tích, làm rõ, thống nhất về nội hàm công tác dân nguyện nói chung và nội hàm công tác dân nguyện của Quốc hội; Làm rõ thêm cơ sở, luận cứ đề xuất xây dựng và ban hành Luật về vấn đề này; Đảm bảo tính chuyên môn hóa cần nghiên cứu có giải pháp tăng số lượng ĐBQH, đảm bảo đủ ĐBQH là chuyên gia bao quát đầy đủ các lĩnh vực;..

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn các giải pháp đổi mới, đề nghị tăng cường cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm dùng chung tiếp nhận, xử lý, theo dõi thư và kết quả giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo; Đánh giá cụ thể hơn các nguyên nhân chủ quan, khách quan của tồn tại, hạn chế để có giải pháp, kiến nghị phù hợp;…

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát biểu kết luận

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến góp ý, đồng thời đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo, Tổ soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ và hoàn thiện Dự thảo Đề án, Dự thảo Tờ trình và Dự thảo Kết luận.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương yêu cầu, dự thảo Đề án cần bổ sung đầy đủ quan điểm của Đảng có liên quan tới công tác dân nguyện, như vấn đề tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; tiếp xúc cử tri; giải quyết kiến nghị;... Đồng thời, tiếp tục đánh giá, tổng kết, nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác dân nguyện, coi đây là công tác trọng tâm trong thời gian tới. “Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án cần nghiên cứu rõ lý luận, thực tiễn đối với kiến nghị xây dựng và ban hành Luật về dân nguyện”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, đối với đề xuất thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện công tác dân nguyện của Quốc hội cần xây dựng Đề án kỹ lưỡng. Trong đó, chú trọng làm rõ về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng đề nghị, rà soát về cách thức thể hiện văn bản, phân bổ thời lượng các phần/mục hợp lý; Đề án cần bảo đảm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp và pháp luật; phù hợp với định hướng đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội; đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và khả thi;...

***Một số hình ảnh tại Phiên họp:

Quang cảnh Phiên họp 

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trì Phiên họp

Các đại biểu tham dự Phiên họp 

Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án điều hành Phiên họp

Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công - Ủy viên Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ soạn thảo trình bày Báo cáo

Các đại biểu tham dự Phiên họp 

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Lâm Văn Đoan

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Minh Nam

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Trần Đức Thuận

Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Cao Mạnh Linh

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án

Phiên họp thứ Hai của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân nguyện của Quốc hội cho ý kiến vào nội dung các văn bản Dự thảo. /.

Lê Anh - Minh Thành

Other news