Thông cáo số 27 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII

27/11/2014

Ngày 26-11-2014, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ tọa phiên họp.

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã biểu quyết thông qua và thảo luận về các nội dung:

1. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật đầu tư (sửa đổi):

Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua các điều 6, 7 và toàn văn Luật đầu tư (sửa đổi).

2. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật doanh nghiệp (sửa đổi):

Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua các điều 1, 29 và toàn văn Luật doanh nghiệp (sửa đổi).

3. Quốc hội thảo luận về dự án Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi):

Trong buổi làm việc, đã có 8 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:

- Về sự cần thiết sửa đổi Luật kiểm toán nhà nước; cân nhắc việc mở rộng đối tượng kiểm toán và rà soát lại bố cục của dự thảo Luật;

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước với tư cách là một cơ quan độc lập; mối quan hệ của Kiểm toán nhà nước đối với các cơ quan của Quốc hội;

- Về trách nhiệm và quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước; tiêu chuẩn, thời điểm bổ nhiệm và nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước;

- Kế hoạch kiểm toán hàng năm, sự phối hợp của Kiểm toán nhà nước và các cơ quan thanh tra, kiểm tra để hạn chế trồng chéo, trùng lắp; giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán; xử lý hệ quả kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; việc công khai báo cáo kiểm toán; thời gian tối đa của một cuộc kiểm toán;     

- Trình tự, thủ tục giải quyết kiến nghị, khiếu nại và tố cáo trong hoạt động kiểm toán nhà nước; vai trò giám sát của các cơ quan của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội đối với Kiểm toán nhà nước;…

Buổi chiều: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục điều hành các nội dung sau đây:

4. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh:

Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua các điều 5, 10 và toàn văn Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

5. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt:

Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Khoản 4 Điều 1 và toàn văn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

6. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế:

Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 6 và toàn văn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.

7. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội thảo luận về dự án Luật an toàn vệ sinh lao động:

Trong buổi làm việc, đã có 15 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:

- Sự cần thiết ban hành Luật an toàn vệ sinh lao động; việc mở rộng đối tượng đến người lao động ở khu vực không có quan hệ lao động;

- Quy định rõ các chính sách đối với người lao động ở khu vực không có quan hệ lao động, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đưa ra tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động; bổ sung các danh mục nghề nặng nhọc và độc hại;

- Cân nhắc việc bố trí thanh tra chuyên ngành cấp huyện về an toàn vệ sinh lao động; tăng cường thanh tra chuyên ngành ở các bộ, ngành; cho phép công đoàn cơ sở tham gia điều tra tai nạn lao động; đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền về ý thức an toàn vệ sinh lao động;

- Quy định rõ vai trò của ngành y tế; sự phối hợp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế; trách nhiệm của công đoàn cơ sở, bộ phận y tế ở cơ sở;

- Đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động; việc quản lý và kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;…

Thứ năm, ngày 27-11-2014, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, buổi sáng, biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và thảo luận về dự án Luật ban hành văn bản pháp luật; buổi chiều, biểu quyết thông qua Luật giáo dụcnghề nghiệp và thảo luận ở hội trường về dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

(Văn phòng Quốc hội)

 
Phiên họp thứ 6