Kế hoạch chi tiết thực hiện giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016”

Cơ quan ban hành: Quốc hội; 

Lĩnh vực: Hoạt động giám sát

QUỐC HỘI KHÓA XIV
ĐOÀN GIÁM SÁT
Số: 01/KH-ĐGS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH CHI TIẾT

Thực hiện giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai
đoạn 2011-2016

                   

Thực hiện Nghị quyết số 14/2016/QH14 ngày 27/7/2016 của Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017, Nghị quyết số 20/2016/QH14 ngày 28/7/2017 của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016”, Nghị quyết số 258/NQ-UBTVQH14 ngày 21/9/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát, Đoàn giám sát của Quốc hội xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện giám sát chuyên đề, như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng giám sát chuyên đề theo mục tiêu, yêu cầu nêu trong Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết số 20/2016/QH14;

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật có liên quan về hoạt động giám sát; chú trọng đảm bảo chất lượng, hiệu quả giám sát; thực hiện tốt sự điều hòa của Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát;

- Nêu cao trách nhiệm của cơ quan giám sát, cơ quan chịu sự giám sát và cơ quan có liên quan trong việc thực hiện kế hoạch giám sát;

- Bảo đảm tiết kiệm, không hình thức; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan chịu sự giám sát.

B. NỘI DUNG CÔNG VIỆC, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

I. Triển khai công tác chuẩn bị (trước tháng 12/2016)

1. Tháng 9/2016

Thành lập Tổ giúp việc: Văn phòng Quốc hội tham mưu giúp Đoàn giám sát thành lập Tổ giúp việc do một thành viên Đoàn giám sát làm Tổ trưởng; Vụ Pháp luật tham gia chủ trì phục vụ về nội dung chuyên đề; Vụ Phục vụ hoạt động giám sát tham gia chủ trì phục vụ về chương trình, kế hoạch, đầu mối về công tác tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát; các Vụ, đơn vị có liên quan tham gia phục vụ hoạt động của Đoàn giám sát.

2. Tháng 10, 11/2016

2.1. Xây dựng Kế hoạch giám sát chi tiết, Đề cương báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát, Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát, Đề cương báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội: Căn cứ vào Kế hoạch giám sát ban hành kèm theo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát và các quy định hiện hành, Tổ giúp việc tham mưu xây dựng dự thảo các văn bản nêu trên; làm việc với một số bộ, ngành: Nội vụ, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương về dự kiến một số nội dung tập trung giám sát, Kế hoạch chi tiết, Đề cương báo cáo trước khi trình Đoàn giám sát quyết định.

2.2. Thu thập tài liệu: Tổ giúp việc thu thập các tài liệu liên quan (văn kiện Đảng, văn bản pháp luật, tư liệu, thông tin liên quan đến nội dung giám sát) cung cấp cho Đoàn giám sát.

2.3. Đoàn giám sát họp phiên toàn thể lần 1

- Thời gian: 01 buổi; Chiều ngày 19/11/2016 (Thứ bảy);

- Địa điểm: Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội;

- Nội dung: Công bố Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát, danh sách chuyên gia mời tham gia hoạt động của Đoàn giám sát; cho ý kiến về dự thảo Đề cương báo cáo kết quả của Đoàn giám sát, của Đoàn đại biểu Quốc hội; đề cương báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát và Kế hoạch chi tiết thực hiện hoạt động giám sát;

- Chủ trì: Trưởng Đoàn giám sát, các Phó Trưởng đoàn giám sát;

- Tham gia: Thành viên Đoàn giám sát; đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát; một số khách mời; thành viên Tổ giúp việc; mời một số cơ quan báo chí, truyền thông để đưa tin, tuyên truyền.

2.4. Gửi văn bản

Trước ngày 01/12/2016, Văn phòng Quốc hội gửi: Kế hoạch chi tiết và danh sách Đoàn giám sát, Tổ giúp việc, Đề cương báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát, Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát, Đề cương báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội đến các cá nhân, cơ quan có liên quan; gửi giấy mời tham gia đến các thành phần được mời tham gia các hoạt động của Đoàn giám sát.

3. Tháng 12/2016  -  01/2017

Tổ giúp việc nghiên cứu hệ thống hóa các văn bản của Đảng, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, các đề án, báo cáo khác liên quan đến cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016; xây dựng báo cáo tổng hợp sơ bộ chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 gửi các thành viên Đoàn giám sát.

II. Công tác phục vụ xây dựng Báo cáo giám sát (tháng 1-4/2017)

1. Thời gian gửi Báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo đến Chính phủ, đồng thời gửi Đoàn giám sát trước ngày 28/02/2017.

- Chính phủ gửi Báo cáo đến Đoàn giám sát trước ngày 15/4/2017.

- Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ các địa phương Đoàn giám sát có tổ chức Đoàn công tác đến làm việc) tổ chức giám sát tại địa phương và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát trước ngày 15/4/2017 (kế hoạch giám sát tại địa phương do Đoàn đại biểu Quốc hội ban hành; báo cáo thực hiện theo đề cương của Đoàn giám sát gửi kèm).

2. Tổ chức Hội thảo chuyên đề lần 1

- Thời gian: 01 ngày; ngày 17/02/2017 (Thứ sáu);

- Địa điểm: Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội;

- Nội dung: Chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gắn với việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực; những quan điểm, mục tiêu, tiêu chí và kết quả của cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đánh giá của người dân và doanh nghiệp về hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước qua một số cuộc khảo sát, điều tra xã hội học.

- Chủ trì: Lãnh đạo Đoàn giám sát;

- Cơ quan chuẩn bị: Tổ giúp việc phối hợp với Viện nghiên cứu lập pháp;

- Thành phần: Đoàn giám sát, tổ giúp việc, đại diện các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học khu vực phía Bắc và miền Trung.

3. Làm việc với các bộ, ngành và tiến hành giám sát trực tiếp một số địa phương[1]

3.1. Tổ giúp việc đôn đốc, tiếp nhận, gửi báo cáo đến thành viên Đoàn giám sát; nghiên cứu báo cáo để tham mưu cho Đoàn giám sát, Đoàn công tác về những vấn đề cần tập trung giám sát, xây dựng các phụ lục báo cáo của Đoàn giám sát.

3.2. Tổ chức các đoàn công tác

a) Đoàn công tác số 1[2]

- Trưởng Đoàn công tác: Đ/c Uông Chu Lưu, Trưởng đoàn giám sát; đ/c Nguyễn Hạnh Phúc, Phó Trưởng đoàn giám sát tham gia Đoàn công tác.

- Thời gian và địa điểm:

+ Đợt 1: Từ 27/02 – 03/3/2017[3] (từ Thứ hai đến Thứ sáu) làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc một trong các bộ, ngành trên tại trụ sở Văn phòng Quốc hội.

+ Đợt 2: Từ 27/3 – 01/4/2017 (từ Thứ hai đến Thứ bảy) tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang.

+ Đợt 3: Từ 24/4 – 27/4/2017 (Từ Thứ hai đến Thứ năm) tại Hà Giang và Tuyên Quang.

b) Đoàn công tác số 2

- Trưởng Đoàn công tác: Đ/c Nguyễn Khắc Định, Phó Trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát.

- Thời gian và địa điểm:

+ Đợt 1: Từ 27/02 – 03/3/2017 (từ Thứ hai đến Thứ sáu) làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Dân tộc và 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc một trong các bộ, ngành trên tại trụ sở Văn phòng Quốc hội.

+ Đợt 2: Từ 27/3 – 01/4/2017 (từ Thứ hai đến Thứ bảy) tại Hà Nội, Hải Dương và Quảng Ninh.

+ Đợt 3: Từ 24/4 – 27/4/2017 (Từ Thứ hai đến Thứ năm) tại Lâm Đồng và Bình Phước.

c) Đoàn công tác số 3

- Trưởng Đoàn công tác: Đ/c Trần Văn Túy, Phó Trưởng đoàn giám sát.

- Thời gian và địa điểm:

+ Đợt 1: Từ 27/02 – 03/3/2017 (từ Thứ hai đến Thứ sáu) làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc một trong các bộ, ngành trên tại trụ sở Văn phòng Quốc hội.

+ Đợt 2: Từ 27/3 – 01/4/2017 (từ Thứ hai đến Thứ bảy) tại Thái Bình, Thanh Hóa và Nghệ An.

+ Đợt 3: Từ 24/4 – 27/4/2017 (Từ Thứ hai đến Thứ năm) tại Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Một số vấn đề lưu ý:

- Ngoài làm việc với bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trên cơ sở nghiên cứu báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát và nắm tình hình thực tế, đồng chí Trưởng Đoàn công tác có thể quyết định làm việc thêm với một số đơn vị khác trực thuộc các bộ, ngành, lựa chọn một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân một số huyện để giám sát trực tiếp, làm rõ các vấn đề thuộc nội dung giám sát. Các đơn vị được Đoàn công tác mời làm việc chuẩn bị báo cáo theo đề cương đã gửi đến bộ, ngành, địa phương.

- Thời gian, thứ tự các đợt công tác nêu trên có thể thay đổi linh hoạt tùy tình hình thực tế theo quyết định của đồng chí Trưởng Đoàn công tác, nhưng phải thông báo sớm cho các cơ quan chịu sự giám sát để chủ động thu xếp công việc và phải bảo đảm hoàn thành trước ngày 27/4/2017.

- Nhóm giúp việc Đoàn công tác có trách nhiệm giúp đồng chí Trưởng Đoàn công tác xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể; liên hệ với các cơ quan chịu sự giám sát để thống nhất kế hoạch và phối hợp thực hiện; nghiên cứu báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát để tham mưu cho Đoàn công tác những vấn đề cần làm rõ hoặc tập trung giám sát; thực hiện các công việc khác phục vụ Đoàn công tác.

4. Đoàn giám sát họp phiên toàn thể lần 2

- Thời gian: 02 ngày, 04 và 05/5/2017 (Thứ năm và Thứ sáu);

- Địa điểm: Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội;

- Nội dung: Nghe Chính phủ báo cáo và giải trình về tình tình thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016;

- Chủ trì: Đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát;

- Thành phần: Đoàn giám sát; Phó Thủ tướng Chính phủ (phụ trách lĩnh vực); đại diện lãnh đạo các bộ: Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ[4]; Văn phòng Quốc hội, Tổ giúp việc Đoàn giám sát.

5. Nghiên cứu báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và tổng hợp báo cáo kết quả giám sát của các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Từ 01/3 đến 15/4: Tổ giúp việc tập hợp, nghiên cứu, tham mưu cho Đoàn giám sát về báo cáo của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Từ 15/4 đến 30/4: Tổ giúp việc giúp nghiên cứu, tham mưu cho Đoàn giám sát về báo cáo của Chính phủ; tổng hợp báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo của các Đoàn công tác.

- Trên cơ sở Báo cáo của Chính phủ, của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo tổng hợp báo cáo kết quả giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, báo cáo của các Đoàn công tác, Tổ giúp việc giúp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các nội dung Đoàn giám sát làm việc với Chính phủ.

III. Xây dựng báo cáo kết quả giám sát (tháng 5-9/2017)

1. Tháng 5, 6/2017

Tổ giúp việc tiếp tục tổng hợp số liệu, xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát (hoàn thành dự thảo báo cáo trước 23/6/2017); gửi dự thảo Báo cáo kết quả giám sát và các tài liệu có liên quan xin ý kiến thành viên Đoàn giám sát.

2. Tổ chức Hội thảo chuyên đề lần 2

- Thời gian: 01 ngày; ngày 07/7/2017 (Thứ sáu);

- Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh;

- Nội dung: Cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát;

- Chủ trì: Lãnh đạo Đoàn giám sát;

- Thành phần: Đoàn giám sát, Tổ giúp việc, đại diện các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia khu vực phía Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

3. Đoàn giám sát họp phiên toàn thể lần 3

- Thời gian: 01 ngày; ngày 21/7/2017 (Thứ sáu);

- Địa điểm: Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội;

- Nội dung: Làm việc với Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình để hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát;

- Chủ trì: Đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát;

- Thành phần: Đoàn giám sát; Phó Thủ tướng Chính phủ (phụ trách lĩnh vực); đại diện lãnh đạo các bộ: Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội, Tổ giúp việc Đoàn giám sát.

4. Tháng 8/2017

Đoàn giám sát hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2017 (gửi lấy ý kiến Chính phủ trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội).

5. Tháng 9/2017

5.1. Đoàn giám sát tiếp thu ý kiến sau phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, hoàn chỉnh báo cáo kết quả giám sát, dự thảo Nghị quyết, hồ sơ tài liệu.

5.2. Đoàn giám sát họp phiên toàn thể lần 4

- Thời gian: 01 buổi (trong tuần cuối tháng 9/2017);

- Địa điểm: Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội;

- Nội dung: Thông qua Báo cáo kết quả giám sát trình Quốc hội, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chuyên đề giám sát;

- Chủ trì: Đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát;

- Thành phần: Đoàn giám sát, Tổ giúp việc. Mời đại diện Chính phủ và các cơ quan liên quan tham dự.

5.3. Gửi Báo cáo kết quả giám sát, dự thảo Nghị quyết, hồ sơ tài liệu trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (trước 01/10/2017).

IV. Phục vụ Quốc hội giám sát tối cao và ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề (tháng 10-11/2017)

Từ 20/10 đến 20/11/2017, Đoàn giám sát phối hợp với Tổng thư ký Quốc hội và các cơ quan hữu quan chuẩn bị gợi ý một số vấn đề đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận; tổ chức tập hợp, tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội; chuẩn bị Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chuyên đề giám sát và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4.

C. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đoàn giám sát của Quốc hội

- Tổ chức, thực hiện các hoạt động giám sát theo kế hoạch đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả;

- Thành viên Đoàn giám sát và thành viên được mời tham gia hoạt động của Đoàn giám sát đảm bảo thời gian tham gia, phát huy trí tuệ và thực hiện nghiêm túc sự phân công của Trưởng Đoàn giám sát; các cơ quan có liên quan tạo điều kiện để các thành viên nêu trên tham gia đầy đủ các hoạt động theo yêu cầu của Đoàn giám sát[5].

2. Các cơ quan có liên quan

2.1. Ủy ban pháp luật của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội giúp Đoàn giám sát về các vấn đề liên quan đến nội dung chuyên đề giám sát (chi tiết theo công việc); cử thành viên của Ủy ban tham gia Đoàn giám sát. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội cử đại diện Thường trực của cơ quan mình tham gia làm thành viên Đoàn giám sát; tham gia ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo báo cáo của Đoàn giám sát.

2.2. Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát; xây dựng Kế hoạch giám sát chi tiết; thành lập Tổ giúp việc; làm đầu mối liên hệ giữa Đoàn giám sát với Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị hữu quan ở Trung ương và các địa phương; tổ chức phục vụ, đảm bảo các điều kiện hoạt động của Đoàn giám sát theo kế hoạch.

2.3. Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức giám sát chuyên đề tại địa phương, gửi báo cáo đến Đoàn giám sát (trừ các địa phương có Đoàn công tác đến làm việc); cử đại biểu Quốc hội tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội khi tiến hành giám sát tại địa phương.

2.4. Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện những nội dung liên quan trong kế hoạch giám sát; xây dựng báo cáo và cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin theo yêu cầu của Đoàn giám sát; gửi báo cáo theo đúng thời gian nêu tại mục 1 phần II[6]; bố trí cán bộ lãnh đạo làm việc và tạo điều kiện để Đoàn giám sát hoàn thành nhiệm vụ.

2.5. Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kiểm toán nhà nước và cơ quan có liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội trong quá trình giám sát.

*

*       *

Trên đây là kế hoạch chi tiết thực hiện giám sát Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016, Đoàn giám sát trân trọng thông báo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ chung và tình hình thực tế, Kế hoạch này có thể được Đoàn giám sát điều chỉnh và thông báo trước với các cơ quan, tổ chức có liên quan.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- TT HĐDT, các UB của QH;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBTWMTTQVN;
- VPQH, VPCP, VPCTN, VPTWĐ;
- Các cơ quan của UBTVQH;
- Thành viên Đoàn giám sát;
- Đoàn ĐBQH, UBND các tỉnh, TPTTTW;
- Tổ giúp việc Đoàn giám sát;
- VP Đoàn ĐBQH, VP UBND các tỉnh, TPTTTW;
- Các Vụ, đơn vị VPQH;
- Lưu: HC, GS;
- Epas: 85234

TM. ĐOÀN GIÁM SÁT

TRƯỞNG ĐOÀN

(đã ký)

 

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Uông Chu Lưu

 

 

 

 

 

 

 DANH SÁCH CÁC ĐOÀN CÔNG TÁC

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 01/KH-ĐGS)

 

I. Đoàn công tác số 1

1. Thời gian và địa điểm:  

- Đợt 1: Từ 27/02 – 03/3/2017 (từ Thứ hai đến Thứ sáu) làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc một trong các bộ, ngành trên tại trụ sở Văn phòng Quốc hội.

- Đợt 2: Từ 27/3 – 01/4/2017 (từ Thứ hai đến Thứ bảy) tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang.

- Đợt 3: Từ 24/4 – 27/4/2017 (Từ Thứ hai đến Thứ năm) tại Hà Giang và Tuyên Quang.

2. Danh sách Đoàn: 21 người;

2.1. Thành viên Đoàn giám sát: 08 người;

- Ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát, Trưởng Đoàn công tác;

- Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng đoàn giám sát;

- Bà Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội;

- Ông Phạm Trí Thức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội;

- Ông Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban pháp luật của Quốc hội;

- Bà Mai Thị Phương Hoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban tư pháp của Quốc hội;

- Ông Nguyễn Minh Đức, Đại tá, Ủy viên Thường trực Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội;

- Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ;

- Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Đoàn đến giám sát.

2.2. Nhóm giúp việc: 07 người;

- Bà Nguyễn Phương Thủy, Vụ trưởng Vụ pháp luật, Văn phòng Quốc hội;

- Ông Vũ Tiến Thản, Vụ trưởng Vụ Phục vụ hoạt động giám sát, Văn phòng Quốc hội;

- Ông Lê Thanh Hoàn, Hàm Phó Vụ trưởng, Thư ký Phó Chủ tịch Quốc hội;

- Bà Nguyễn Thị Hồng Chương, chuyên viên chính Vụ pháp luật, Văn phòng Quốc hội;

- Ông Nguyễn Thanh Hà, chuyên viên Phục vụ hoạt động giám sát, Văn phòng Quốc hội;

- 01 Đại diện Vụ Công tác phía Nam, Văn phòng Quốc hội (Đợt 2);

- 01 Đại diện Vụ Lễ tân, Văn phòng Quốc hội (Đợt 1, 3);

- 01 đại diện Văn phòng Đoàn ĐBQH nơi đoàn đến giám sát.

2.3. Cơ quan thông tấn báo chí: 06 người;

- Truyền hình Quốc hội: 02 người;

- Báo Đại biểu nhân dân: 01 người;

- Thông tấn xã Việt Nam: 01 người;

- Truyền hình Việt Nam (VTV1): 02 người.

II. Đoàn công tác số 2

1. Thời gian và địa điểm:  

- Đợt 1: 27/02 – 03/3/2017 (từ Thứ hai đến Thứ sáu) làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Dân tộc và 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc một trong các bộ, ngành trên tại trụ sở Văn phòng Quốc hội.

- Đợt 2: Từ 27/3 – 01/4/2017 (từ Thứ hai đến Thứ bảy) tại Hà Nội, Hải Dương và Quảng Ninh.

- Đợt 3: Từ 24/4 – 27/4/2017 (Từ Thứ hai đến Thứ năm) tại Lâm Đồng và Bình Phước.

2. Danh sách Đoàn: 18 người;

2.1. Thành viên Đoàn giám sát: 08 người;

- Ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát; Trưởng Đoàn công tác;

- Bà Trần Thị Dung, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội;

- Ông Nguyễn Văn Tuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội;

- Ông Ngô Văn Minh, Ủy viên Thường trực Ủy ban pháp luật của Quốc hội;

- Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội;

- Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội;

- Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; 

- Ông Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình; 

- Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Đoàn đến giám sát.

2.2. Nhóm giúp việc: 06 người;

- Ông Nguyễn Duy Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật, Văn phòng Quốc hội;

- Ông Ngô Việt Hồng, chuyên viên chính Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội;

- Ông Vũ Anh Tuấn, chuyên viên chính Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội;

- Ông Lê Hoàng Anh, chuyên viên Vụ Phục vụ hoạt động giám sát, Văn phòng Quốc hội;

- 01 Đại diện Vụ Lễ tân, Văn phòng Quốc hội (Đợt 1, 2);

- 01 Đại diện Vụ Công tác miền Trung và Tây Nguyên, Văn phòng Quốc hội (Đợt 3);

- 01 đại diện Văn phòng Đoàn ĐBQH nơi đoàn đến giám sát.

2.3. Cơ quan thông tấn báo chí: 04 người;

- Truyền hình Quốc hội: 02 người;

- Báo Đại biểu nhân dân: 01 người;

- Thông tấn xã Việt Nam: 01 người.

III. Đoàn công tác số 3

1. Thời gian và địa điểm:  

- Đợt 1: Từ 27/02 – 03/3/2017 (từ Thứ hai đến Thứ sáu) làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc một trong các bộ, ngành trên tại trụ sở Văn phòng Quốc hội.

- Đợt 2: Từ 27/3 – 01/4/2017 (từ Thứ hai đến Thứ bảy) tại Thái Bình, Thanh Hóa và Nghệ An.

- Đợt 3: Từ 24/4 – 27/4/2017 (Từ Thứ hai đến Thứ năm) tại Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

2. Danh sách Đoàn: 18 người;

2.1. Thành viên Đoàn giám sát: 08 người;

- Ông Trần Văn Túy, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phó Trưởng đoàn giám sát, Trưởng Đoàn công tác;

- Ông Hoàng Thanh Tùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội;

- Ông Nguyễn Sỹ Cương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội;

- Ông Nguyễn Trường Giang, Ủy viên Thường trực Ủy ban pháp luật của Quốc hội;

- Ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội;

- Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội;

- Ông Nguyễn Quốc Hận, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau; 

- Ông Tô Văn Tám, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum; 

- Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Đoàn đến giám sát.

2.2. Nhóm giúp việc: 06 người;

- Ông Nguyễn Tư Long, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội;

- Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Phục vụ hoạt động giám sát, Văn phòng Quốc hội;

- Bà Đoàn Bích Ngọc, chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội;

- Ông Đỗ Đức Huy, chuyên viên Vụ Phục vụ hoạt động giám sát, Văn phòng Quốc hội;

- 01 Đại diện Vụ Lễ tân, Văn phòng Quốc hội (Đợt 1, 2);

- 01 Đại diện Vụ Công tác miền Trung và Tây Nguyên, Văn phòng Quốc hội (Đợt 3);

- 01 đại diện Văn phòng Đoàn ĐBQH nơi đoàn đến giám sát.

2.3. Cơ quan thông tấn báo chí: 04 người;

- Truyền hình Quốc hội: 02 người;

- Báo Đại biểu nhân dân: 01 người;

- Thông tấn xã Việt Nam: 01 người.

 

[1] Thông tin tham khảo về thời gian tổ chức các phiên họp trong tháng 3 và tháng 4 của UBTVQH:

- Trong nhiệm kỳ UBTVQH khóa XIII, Phiên họp thứ 6 diễn ra từ 19-28/3/2012, Phiên họp thứ 16 diễn ra từ 18-22/3/2013, Phiên họp thứ 26 diễn ra từ 10-14/3/2014, Phiên họp thứ 36 diễn ra từ 09-17/3/2015.

- Trong nhiệm kỳ UBTVQH khóa XIII, Phiên họp thứ 7 diễn ra từ 10-20/4/2012, Phiên họp thứ 17 diễn ra từ 09-18/4/2013, Phiên họp thứ 27 diễn ra từ 16-24/4/2014; Phiên họp thứ 37 diễn ra từ 06-10/4/2015.

[2] Xem Phụ lục các đoàn công tác của Đoàn giám sát kèm theo.

[3] Thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán Đinh Dậu từ ngày 27/01 đến hết 01/2/2017

[4] Các cơ quan được giao nhiệm vụ tại Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

[5] Tổ giúp việc có trách nhiệm thống kê việc tham gia của các thành viên Đoàn giám sát trong các hoạt động của Đoàn giám sát trong phụ lục Báo cáo kết quả giám sát gửi Quốc hội.

[6] Đối với các cơ quan, tổ chức không gửi Báo cáo đúng thời hạn, Đoàn giám sát sẽ không tổng hợp chung vào Báo cáo và sẽ đưa vào phụ lục Báo cáo kết quả giám sát gửi Quốc hội.