ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền: Làm rõ trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện xây dựng luật, pháp lệnh

27/05/2014

Trong báo cáo vẫn còn những tồn tại, cũng như đại biểu Nguyễn Thanh Thụy ở Bình Định có nói là tồn tại này mang tính bền vững. Tại sao nó mang tính bền vững, bởi vì, thứ nhất, một số dự án trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội chậm, năm nào báo cáo chúng tôi cũng thấy ghi những cái đó mà không sửa được; thứ hai là bổ sung đưa vào rổi rút ra cũng rất dễ, cũng như Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng có nói là khi đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh anh nói hết sức thuyết phục nhưng khi đưa ra anh cũng nói hết sức thuyết phục, vậy cái nào đúng. Vấn đề này chúng ta cũng phải làm rõ. Theo tôi những tồn tại này phải làm rõ nguyên nhân vì sao, nếu không thì mãi mãi vẫn như thế.

Tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn, tôi cho rằng còn rất nhiều các văn bản hướng dẫn luật, nhân dân nói rất nhiều về luật vì luật đi vào cuộc sống, khi luật ban hành chúng ta chờ nghị định, nghị định chúng ta chờ thông tư và cứ thế nên luật không đi vào cuộc sống được. Chất lượng dự án luật và một số thông tư hướng dẫn còn rất nhiều hạn chế và có nhiều văn bản vội vã đưa vào, vội vã rút ra, rất kỳ cục. Nhân dân thắc mắc không biết trình độ cán bộ càng cao như bộ lọc hết sức tinh vi, chứ đâu phải như thùng rác đâu việc gì cũng tiếp thu, mà đầu của lãnh đạo như bộ lọc, hết sức tinh vi, phải tiếp cận những vấn đề tinh túy nhất, không nên ban hành vừa đưa vào rồi rút ra nhân dân cảm thấy quản lý nhà nước như thế nào và các ông ở trên nghĩ sao? Đưa những văn bản ra rất kỳ cục nên phải rút. Việc gửi tài liệu cho các đại biểu Quốc hội còn rất chậm, những vấn đề này không được làm rõ thì kỳ sau lại tiếp tục xảy ra. Theo tôi trong báo cáo của Chính phủ cần phải làm rõ:

Thứ nhất, phải nêu đích danh Bộ nào ban hành văn bản xây dựng pháp luật chậm nên nói rõ cụ thể, đưa phụ lục vào phía sau thấy kín quá, đưa vào mặt trước, đánh giá xem Bộ nào xây dựng pháp luật tốt, Bộ nào không quan tâm vì luật là công cụ quản lý và điều hành.

Thứ hai, phát huy quyền làm chủ của người dân, nếu không quan tâm đến vấn đề này thì quản lý bằng cách nào? Bộ trưởng quản lý và điều hành theo luật pháp nhưng thiếu luật thì làm bằng cách nào? Phát huy quyền làm chủ người dân ra sao vì không có luật biết làm việc gì được và việc gì là không được làm.

Vì vậy, trong báo cáo của Chính phủ phải làm rõ vấn đề này và nêu đích danh lần sau mới có chuyển biến được để cuối năm nay Quốc hội bỏ phiếu để đại biểu Quốc hội biết Bộ này làm không tốt về công tác xây dựng pháp luật, tôi đề nghị phải nói rõ vấn đề này.

Về sáng kiến xây dựng luật của đại biểu Quốc hội, trong Hiến pháp và chúng ta vẫn nói khuyến khích các đại biểu, trước kỳ họp các đồng chí có gửi một văn bản các đại biểu cố gắng nghiên cứu để sáng kiến luật, mình gửi kiến nghị của mình ra lại bảo không nằm trong chương trình. Tôi nghĩ muốn đại biểu xây dựng luật thì phải có cơ chế chính sách nào đó hỗ trợ đại biểu mới làm được. Nếu chúng ta cứ nói chung chung, yêu cầu các đại biểu nghiên cứu sáng kiến cuối cùng lên tập hợp lại có ghi đại biểu Nguyễn Bá Thuyền có đề nghị luật về chính sách không có chương trình xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Đầu nhiệm kỳ mới vào làm sao đại biểu nghĩ được, nhưng trong quá trình quản lý phát sinh thấy cần phải có. Vì sao tôi kiến nghị Luật chính khách, bởi vì tôi thấy hai lần Quốc hội bầu cử đều nói, tất cả các đại biểu đều nói tại sao đồng chí này trên 60 tuổi vẫn ứng cử, vẫn làm, các đồng chí nói có quy định của Đảng, tôi nói là Đảng muốn lãnh đạo Quốc hội phải chỉ đạo Quốc hội xây dựng luật, chứ không thể ra Quốc hội nói là cái này nghị quyết của Đảng, theo tôi là không ổn. Bây giờ Đảng muốn lãnh đạo Quốc hội thì chỉ đạo Quốc hội xây dựng luật, tôi cho rằng các nước có những đạo luật về chính khách, người ta xác định ai là chính khách trong bộ máy nhà nước. Ví dụ nghị sĩ Quốc hội chuyên nghiệp, Bộ trưởng trở lên là chính khách hoặc công an, quân đội từ thượng tướng trở lên là chính khách hoặc các đồng chí muốn nói về một số kiểm sát viên và thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nếu có xác định là chính khách cũng nằm trong đối tượng này thì chúng ta không cần mỗi luật chúng ta có một quy định riêng mà có một luật về chính khách thì ai nằm trong diện đó thì không căn cứ vào Luật lao động mà căn cứ vào Luật chính khách.

Tôi muốn kiến nghị Quốc hội xây dựng đạo luật đó để ra trước Quốc hội chúng ta không phải nói gì đến vấn đề phải có sự lãnh đạo của ai mà căn cứ vào luật chúng ta làm. Cho nên phải có cơ chế chính sách để cho đại biểu Quốc hội làm. Tôi kiến nghị như thế nhưng không ai giúp đỡ tôi thì làm sao làm được, nghị sĩ các nước người ta có bao nhiêu thư ký và họ cũng không thể làm được. Họ cũng thuê các công ty luật viết, sau đó trình ra nghị sĩ của đảng họ, trình ra Quốc hội. Chính vì vậy tôi cho rằng Quốc hội cũng cần phải có cơ chế chính sách giúp cho đại biểu Quốc hội và để làm được việc này, nếu không chúng ta cũng chỉ là khẩu hiệu, đại biểu Quốc hội yêu cầu làm nhưng không làm được.

Điều chỉnh xây dựng luật chúng tôi thấy Luật tổ chức Chính phủ, Luật ngân sách, Luật tổ chức chính quyền địa phương hết sức quan trọng, nó làm cụ thể hóa Hiến pháp nhưng các đồng chí đề nghị rút để điều chỉnh sang kỳ sau. Tôi cho rằng những vấn đề này hết sức cần thiết mà đặc biệt sau khi Hiến pháp thông qua chúng ta đã có một nghị quyết là phải sửa đổi 89 luật.

 

ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền - Lâm Đồng

Các bài viết khác