Ý KIẾN ĐBQH TỈNH BẠC LIÊU: VIỆC XÁC ĐỊNH, XỬ LÝ TRÁCH NGHIỆM CỦA TẬP THỂ, CÁ NHÂN GÂY RA NỢ XẤU VÀ GIẢI PHÁP

23/04/2018

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản trả lời chất vấn số 1450/TTKQH-GS của Đại biểu Quốc hội Lê Tấn Tới, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu, về việc xác định và xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân gây ra nợ xấu; và giải pháp phối hợp với lực lượng công an giải quyết nợ xấu, vừa đảm bảo thu được nợ, vừa đảm bảo an ninh trật tự.

Đại biểu Quốc hội Lê Tấn Tới - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Ngày 08/12/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản trả lời chất vấn số 1450/TTKQH-GS của Đại biểu Quốc hội Lê Tấn Tới, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu về việc xác định và xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân gây ra nợ xấu; và giải pháp phối hợp với lực lượng công an giải quyết nợ xấu, vừa đảm bảo thu được nợ, vừa đảm bảo an ninh trật tự.

Về vấn đề nêu trên, Thống đốc Ngân hàng đã có văn bản trả lời chất vấn như sau:

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng trả lời chất vấn

1. Về xác định và xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân gây ra nợ xấu:

Nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng phát sinh do nheiefu nguyên nhân khách quan và chủ quan: Nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, từ phía khách hàng vay, từ phía các tổ chức tín dụng và từ các cơ quan quản lý nhà nước. Đối với từng nguyên nhân này, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức triển khai, quán triệt các chỉ đạo đối với từng nhóm tập thể, cá nhân nói trên.

Như vậy, việc xử lý nợ xấu đã và sẽ tiếp tục gắn chặt với việc xác định nguyên nhân, trách nhiệm để xảy ra nợ xấu để xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Về giải pháp phối hợp với lực lượng công an giải quyết nợ xấu, vừa đảm bảo thu được nợ, vừa đảm bảo an ninh trật tự.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, Bộ Công an và NHNN đã thống nhất tăng cường phối hợp giữa các đơn vị chức năng của 2 cơ quan trong việc trao đổi thông tin, số liệu về các TCTD liên quan tới các khoản nợ xấu phát hiện qua công tác thanh tra, giám sát theo tinh thần NQ 42 để chủ động phối hợp xử lý nợ xấu, nhất là trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, vừa bảo đảm an ninh, trật tư xã hội, không gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Toàn bộ nội dung văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUỐC HỘI

Các bài viết khác