ĐẠI BIỂU ĐINH DUY VƯỢT: CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TN&MT VỀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC NGHIÊM TRỌNG TẠI CÁC DÒNG SÔNG

27/03/2020

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai) có văn bản chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các dòng sông?

Theo đại biểu Đinh Duy Vượt, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng và nghiêm trọng trên phạm vi cả nước, biến những dòng dông thành dòng dông chết. Đại biểu đề nghị Bộ Trưởng Trần Hồng Hà cho biết giải pháp khắc phục. 

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai)

Trả lời vấn đề chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay, chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông đang diễn biến phức tạp, bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Các dòng sông là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho người dân phía hạ lưu, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn thường sử dụng trực tiếp nước sông, hồ bị ô nhiễm, đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, tác động trực tiếp đến điều kiện sống, sức khỏe nhân dân và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, nước ta hiện có khoảng 7000 hồ chứa, đập dâng lớn, nhỏ với tông dung tích trên 70 tỷ m3, chiếm khoảng 8 % tổng lượng nước trên các lưu vực sông. Bên cạnh những lợi ích như: góp phần đảm bảo an ninh năng lượng , tham gia cắt giảm lũ , đảm bảo cấp nước cho hạ du , . . . thì việc xây dựng các hồ chứa thủy lợi, thủy điện còn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt là việc duy trì dòng chảy tối thiểu chưa được xem xét trong giai đoạn thiết kế xây dựng công trình. Do đó, đến giai đoạn vận hành các công trình hồ chứa đã và đang xảy ra các tranh chấp giữa các hộ sự dụng nước phía hạ lưu, gây tác động lớn đến chế độ dòng chảy sông, suối và các hệ sinh thái thủy sinh. 

Để giải quyết tình trạng trên, Bộ Tài nguyên và Môi trương đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp như:  Đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 quy trình vận hành liên hồ chứa cho cả mùa lũ và mùa cạn trên 11 lưu vực sông lớn; Xây dựng ban hành Thông tư số 64/2017 / TT - BTNMT ngày 22/12/2017 quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng; Tập trung quyết liệt vào công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Buộc tất cả các khu, cụm công nghiệp xây dựng mới phải hoàn thành hệ thống xử lý nước thải trước khi đi vào hoạt động. Xử lý nghiêm đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây ô nhiễm nguồn nước, công bố công khai các cơ sở xả nước thải gây ô nhiễm trên các phương tiện thông tin, truyền thông để tạo áp lực xã hội đối với hình ảnh của các doanh nghiệp.

Đồng thời, tổ chức di dời và hỗ trợ đi dời các cơ sở sản xuất năm xen lẫn trong các khu dân cư, vùng đô thị vào các khu, cụm công nghiệp tập trung. Tăng cường công tác thẩm định, cấp phép nhằm phát huy hiệu quả trong công tác phòng ngừa ô nhiễm, đặc biệt chú trọng công tác hậu kiêm (kiểm tra sau thẩm định, cấp phép ).

Theo Bộ trưởng cho biết, trong năm 2017, Bộ đã tập trung triển khai xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm soát đặc biệt đối với chủ cơ sở tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, đảm bảo không thu hút công nghệ sản xuất lạc hậu vào Việt Nam. 

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội.

Bộ đang xây dựng để trình Chính phủ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các Luật liên quan đến bảo vệ môi trường; Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, trong đó, Bộ đã nghiên cứu, sửa đổi các quy định có liên quan hoạt động bảo vệ nguồn nước, hạn chế ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước; đồng thời tổng hợp, đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổ, bổ sung, các quy định về bảo vệ môi trường, nguồn nước trong các luật về thuế, ngân sách, đầu tư, xây dựng, khoa học và công nghệ, năng lượng… bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hiện nay.

Bộ cũng kiện toàn tổ chức và hoạt động của các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông, tăng cường phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên lỉnh, quản lý môi trường tại các khu vực giáp ranh. Phối hợp với địa phương tiếp tục tăng cường đầu tư mạng lưới quan trắc môi trường, đặc biệt là các trạm quan trắc môi trường nước tự động, kết hợp với các trạm quan trắc của Trung ương đầu tư; tăng cường năng lực, cơ sở vật chất cho công tác quan trắc, phân tích, giám sát môi trường, hoàn thiện hệ thống tiếp nhật dữ liệu quan trắc tự động liên tục từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải quan trắc tự động liên tục theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ tổ chức thống kê, cập nhật dữ liệu nguồn thải truc thải, xây dựng kế hach quản lý, xử lý nguồn thải nước thải trên lưu vực sông, công khai thông tin về nguồn thải trên công thông tin môi trường lưu vực sông, xây dựng và triển khai thực hiện Đề án kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Hướng dẫn các địa phương tiếp tục rà soát, lập danh sách, công bố và lên kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường mới phát sinh. Triển khai Đề án đánh giá sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước thải của lưu vực sông phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông. Triển khai Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp trên lưu vực sông và Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên lưu vực sông. Tập trung đầu tư hệ thống giám sát hạt động xả nước thải vào nguồn nước theo hướng xã hội hóa. 

Ngoài ra, Bộ cũng tăng cường xúc tiến đầu tư, đa dạng hóa các nguồn đầu tư để triển khai các nhiệm vụ, dự án có liên quan trên lưu vực sông, tập trung vào các lĩnh vực: thoát nước đô thị, xử lý nước thải đô thị và khu dân cư tập trung, cải tạo, phục hồi môi trường cho những đoạn sông, kênh, rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng, đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải y tế , nạo vét và khơi thông dòng chảy. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và pháp luật về tài nguyên nước trên các lưu vực sông. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng để thu hút cộng đồng, các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ nguồn nước. Đặc biệt, đề cao vai trò giám sát của người dân trong việc phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi, sự cố gây ô nhiễm nguồn nước ngay từ khi mới xuất hiện./.

Hồ Hương