Đại biểu Đinh Văn Thê, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai
Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) gồm 8 chương và 116 điều (trong đó bổ sung thêm 61 điều, sửa đổi 41 điều và lược bỏ 24 điều so với Luật Thanh tra năm 2010), quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra; về tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính; về tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực; về thanh tra viên; về hoạt động thanh tra; về thực hiện Kết luận thanh tra; về phối hợp trong hoạt động thanh tra và việc xử lý chống chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, giữa thanh tra và kiểm toán nhà nước; về thanh tra nhân dân
Đại biểu Đinh Văn Thê, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho biết, Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành đã ban hành từ ngày 23/1/2009 đến nay là 13 năm để thực thi. Trong quá trình thực hiện Luật đã đóng góp, góp phần xây dựng và củng cố hệ thống khám, chữa bệnh ở Việt Nam cũng như là nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, góp phần tăng cường khả năng chăm sóc cũng như bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Tuy nhiên sau 13 năm thi hành, Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng đã bộc lộ một số bất cập về thời hạn chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh, phương thức cấp chứng chỉ, kể cả vấn đề hình thức tổ chức về khám, chữa bệnh, nhất là vấn đề khám bệnh từ xa, an ninh bệnh viện. Do vậy, việc sửa đổi, ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh lần này tôi thấy rất cần thiết, nhằm tăng cường công tác quản lý người hành nghề và cơ sở khám, chữa bệnh, đảm bảo cung cấp các dịch vụ chữa bệnh có chất lượng cao cho cộng đồng, thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hội nhập quốc tế về lĩnh vực khám, chữa bệnh và tăng cường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu đề xuất nhiều nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh, giấy phép hành nghề,…
Về phạm vi điều chỉnh, đại biểu đề nghị cân nhắc khi loại trừ hoạt động dự phòng nâng cao sức khỏe thì trong đó bao gồm các hoạt động như sàn lọc, phát hiện sớm bệnh tật và các can thiệp hạn chế tỷ lệ mắc bệnh tật ra khỏi phạm vi điều chỉnh của luật vì đây cũng là một trong các hoạt động khám, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị có báo cáo tổng kết việc thực hiện quy định liên quan đến y sĩ, đánh giá vai trò, vị trí hoạt động và phù hợp với các chức danh này thì trong y tế, trong hệ thống y tế để có quy định phù hợp.
Cho rằng Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành không quy định hỗ trợ đối tượng điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính, chỉ chi trả cho trẻ em dưới 6 tuổi, đại biểu nêu vấn đề: Gia Lai hiện nay là tỉnh có khoảng trên 5.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng, là tỉnh có suy dinh dưỡng thấp còi cao nhất cả nước. Đa số trẻ em là người đồng bào dân tộc thiểu số không có đủ điều kiện để chữa trị. Từ thực tế này, đại biểu đề nghị xem xét đưa đối tượng là trẻ em suy dinh dưỡng vào đối tượng được thanh toán bảo hiểm y tế để giảm gánh nặng cho gia đình.
“Theo tính toán sơ bộ, điều trị một cháu sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt đặc trị và dịch vụ hết khoảng tầm trên 1.500.000, nếu điều trị hết cho các trẻ em ở Việt Nam thì ngân sách mà bảo hiểm y tế cũng không vượt quá theo ngân sách quy định. Trong Điều 4 dự thảo có chế độ, chính sách tất cả các đối tượng nhưng riêng đối tượng suy dinh dưỡng thấp còi lại không được đưa vào để thực hiện các chế độ, chính sách bảo đảm cho trẻ em thấp còi suy dinh dưỡng …”, đại biểu Đinh Văn Thê trăn trở.
Liên quan đến giấy phép hành nghề (Điều 27), đại biểu cho rằng, dự thảo quy định giấy phép hành nghề thay cho chứng chỉ hành nghề hiện tại và thời hạn giá trị của giấy phép chính thức hành nghề quy định 5 năm phù hợp và cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị nên quy định thời hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền cho phù hợp với điều kiện hành nghệ của đối tượng này./.