Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 28e956a1-392c-90f0-c4c5-023b776a9e2e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Trần Minh Diệu: Cơ chế kiểm soát quyền lực đối với QH phải được thể hiện rõ trong Luật Tổ chức QH (sửa đổi)

16/06/2014

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, với nội hàm là một luật về tổ chức tôi đồng tình với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phạm vi điều chỉnh của luật chỉ là quy định về tổ chức bộ máy, về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan thuộc Quốc hội. Giới hạn phạm vi điều chỉnh như vậy là hợp lý. Riêng các hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và cả cơ quan của Quốc hội sẽ tiếp tục được điều chỉnh, bởi các luật và văn bản quy phạm pháp luạt khác như Luật giám sát, Quy chế kỳ họp, Nghị quyết về tiếp xúc cử tri v.v...Tuy nhiên, giới hạn về phạm vi điều chỉnh như nói ở trên cần phải được thể hiện bằng một điều cụ thể ngay trong dự thảo luật.

Thứ hai, về cơ chế kiểm soát quyền lực. Cơ chế mới về kiểm soát quyền lực không đơn thuần chỉ là sự kiểm soát một chiều của Quốc hội đối với các cơ quan hành pháp và tư pháp. Khoản 3, Điều 2, Hiến pháp năm 2013 đã quy định "quyền lực nhà nước đã thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Đây là một chế định có nội dung mới về cơ chế kiểm soát quyền lực. Vì vậy, cần phải được quán triệt và thể hiện ngay trong các luật tổ chức bộ máy trước hết là Luật tổ chức Quốc hội.

Theo đó, cùng với hai nguyên tắc hoạt động của Quốc hội đã được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều 5, tôi đề nghị bổ sung một khoản với nội dung "Trong quá trình hoạt động, Quốc hội phải chịu sự kiểm soát quyền lực của các cơ quan hành pháp, tư pháp, chịu sự giám sát của nhân dân".

Thứ ba, về kỳ họp của Quốc hội, Khoản 1, Điều 29 dự thảo quy định hai hình thức tổ chức kỳ họp, đó là kỳ họp thường lệ mỗi năm 2 lần, kỳ họp bất thường trong trường hợp có yêu cầu của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Tôi chưa đồng tình với quy định này, bởi lẽ trong thực tế có những kỳ họp không thường lệ nhưng cũng không phải là bất thường đó là kỳ họp chuyên đề theo kết hoạch để thực hiện các nội dung mà kỳ họp thường lệ không đủ thời lượng để giải quyết. Vì vậy, tôi đề nghị luật quy định 3 hình thức tổ chức kỳ họp, đó là kỳ họp thường lệ, kỳ họp chuyên đề và kỳ họp bất thường. Theo đó, đề nghị thiết kế lại Khoản 1, Điều 29 như sau: Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, khi cần thiết Quốc hôi có thể quyết định tổ chức kỳ họp chuyên đề. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường.

Thứ tư, về việc hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Khoản 1, Điều 72 của dự thảo quy định: Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Tôi đồng tình cao với quy định này, vì thể hiện được trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là điều kiện bảo đảm cho quá trình củng cố và tăng cường sức mạnh hệ thống của các cơ quan dân cử từ Trung ương đến địa phương, vấn đề vốn lâu nay đang bị cắt khúc và ít được quan tâm.

Riêng quy định tại Khoản 4, Điều 72, tôi chưa đồng tình bởi lẽ, dự thảo chỉ đề cập đến trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc quy định về chế độ đối với chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường trực, trưởng ban, phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Còn đối với chức danh trong bộ máy tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp còn lại như huyện, xã không được quy định. Để đảm bảo sự thống nhất trong phạm vi cả nước, chúng tôi đề nghị quy định cần phải bao quát hơn đối với tất cả các chức danh của Hội đồng nhân dân các cấp nếu có trong quy định của pháp luật.

Từ phân tích trên, tôi đề nghị Khoản 4, Điều 72 thiết kế lại như sau: Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chế độ đối với chủ tịch, phó chủ tịch, các chức danh khác trong bộ máy Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.

Cuối cùng những quy định liên quan đến cơ quan thuộc Quốc hội, các Điều 108, 109, 110 của dự thảo quy định: Văn phòng Quốc hội, Ban dân nguyện và Ban công tác đại biểu là các cơ quan thuộc Quốc hội. So với luật hiện hành thì Ban dân nguyện và Ban công tác đại biểu được chuyển từ cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội thành cơ quan thuộc Quốc hội. Tôi tán thành với quy định này, vì đây là một trong những giải pháp về điều kiện để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, cùng với việc chuyển Ban dân nguyện và Ban công tác đại biểu thành cơ quan của Quốc hội.

 

ĐBQH Trần Minh Diệu

Các bài viết khác