Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f39066a1-693d-90f0-c4c5-00b1577a3265.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Quản lý nhà nước mà không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì ai thực hiện?

28/11/2014

Dự án Luật Ban hành văn bản pháp luật trình QH thảo luận tại Kỳ họp này được các ĐBQH đánh giá có nhiều điểm sáng so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Nhấn mạnh, đây là luật để làm luật, các ĐBQH cho rằng, hệ thống pháp luật sau này có trở nên minh bạch, rõ ràng, dễ áp dụng hay không thì bộ công cụ làm luật phải chuẩn mực. Do đó, ngay trong luật này, cần phân định rất rõ thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật của các chủ thể theo hướng: thẩm quyền, phạm vi quản lý đến đâu thì phải được ban hành văn bản pháp luật tương ứng. Không thể có chuyện, phân cấp, phân quyền quản lý nhưng lại không được ban hành văn bản để thực hiện chức năng quản lý.

ĐBQH Phạm Đức Châu (Quảng Trị): Chỉ được sửa đổi, bổ sung, đình chỉ thi hành văn bản pháp luật bằng văn bản có cùng hình thức để tránh lạm quyền

Về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản pháp luật được quy định tại khoản 1, Điều 11. Lâu nay, nhiều người thắc mắc muốn đình chỉ, bãi bỏ văn bản thì dùng hình thức nào, văn bản nào? Theo quy định tại khoản 1, Điều 11 là khi đình chỉ, sửa đổi, bổ sung việc thi hành văn bản của chính cơ quan đó được ban hành. Nhưng theo tôi phải quy định rất chặt chỗ này. Đúng là cơ quan đó được ra văn bản để đình chỉ, sửa đổi việc thi hành một văn bản pháp luật nhưng phải cùng hình thức. Nếu không cùng hình thức văn bản, tôi cho là sẽ có tình trạng lạm quyền. Ví dụ QH ban hành Luật thì khi sửa đổi, bổ sung, chấm dứt việc thi hành luật cũng phải bằng một văn bản luật chứ không thể chỉ bằng nghị quyết của QH. Tương tự đối với các cơ quan khác cũng khác vậy. Ở đây phải bổ sung một quy định rất quan trọng là văn bản do cơ quan đó ban hành phải có cùng hình thức với văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc đình chỉ thi hành để tránh tình trạng lạm quyền trong việc sửa đổi các văn bản pháp luật.

Về nghị định của Chính phủ, trong tình hình hiện nay, tôi đồng ý với quan điểm cần cho phép Chính phủ ban hành các nghị định không đầu. Không phải là nghị định để hướng dẫn thi hành luật hay pháp lệnh mà là nghị định trên cơ sở căn cứ vào thực tiễn quản lý như khoản 3, Điều 17 quy định: nghị định của Chính phủ được ban hành trong trường hợp chưa có luật, pháp lệnh điều chỉnh. Tôi đồng ý. Nhưng đề nghị, ghi thêm một điểm là trừ những trường hợp mà Hiến pháp đã quy định - những việc Hiến pháp đã quy định thì phải do luật định. Tức là, chưa có luật, chưa có pháp lệnh thì QH, UBTVQH phải ban hành luật, ban hành pháp lệnh chứ Chính phủ không thể quy định thay QH được. Ví dụ việc hạn chế quyền công dân, Chính phủ không thể quy định thay QH được.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (TP Đà Nẵng): Phải tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo văn bản pháp luật

Tôi tán thành quan điểm của Chính phủ, cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về việc tách quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo pháp luật. Thực tế phổ biến ở nước ta là vừa soạn thảo luật, vừa xử lý chính sách, việc làm này không khác gì vừa thiết kế, vừa thi công, dẫn tới một số hậu quả dễ thấy: một là, văn bản soạn thảo phải thực hiện nhiều lần, vì chính sách chỉ được làm sáng tỏ dần trong quá trình soạn thảo và tranh luận nên tốn kém mà hiệu quả lại không cao. Hai là, nhiều quy định không rõ hoặc quá chung chung, đọc thì nghe rất hay nhưng áp dụng thì không dễ, do chính sách không được làm rõ ngay từ đầu. Ba là, một số văn bản pháp luật dàn trải và ôm đồm, cũng do chính sách không được làm rõ ngay từ đầu nên dễ xảy ra tình trạng thiết kế quá nhiều vấn đề phụ vào trong văn bản pháp luật. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để những quy định mang tính thiên vị và đặc quyền được đưa vào văn bản pháp luật.

Thực trạng trên cho thấy, việc quy định cụ thể về quy trình xây dựng chính sách trong quy trình lập pháp là rất quan trọng. Việc xây dựng chính sách cần phải tiến hành trước khi soạn thảo văn bản. Như vậy, quy trình lập pháp sẽ có 2 công đoạn: một là, công đoạn Chính phủ nhận biết vấn đề và thiết kế, xây dựng chính sách để xử lý; hai là, công đoạn QH thẩm tra và thông qua. Mỗi một công đoạn có tính chất, nhiệm vụ riêng, chứ không phải như hiện nay.

ĐBQH Vũ Tiến Lộc (Thái Bình): Cần làm rõ thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của các bộ, ngành, địa phương

Là đạo luật để ban hành luật, Luật Ban hành văn bản pháp luật có nhiệm vụ tạo khung khổ, thiết lập cơ chế vận hành cho toàn bộ hệ thống lập pháp và lập quy. Vì vậy để có thể nâng cao được chất lượng văn bản pháp luật trong thời gian tới, rất cần những giải pháp đột phá trong dự thảo Luật này. Tôi đánh giá cao những điểm mới của dự thảo Luật, đặc biệt là việc bổ sung quy trình thảo luận về chính sách của văn bản pháp luật và việc công khai minh bạch hóa hoạt động xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, nhiều vấn đề vẫn chưa được xử lý thỏa đáng. Ví dụ, về quyền lập quy của các bộ, ngành và chính quyền các địa phương.

Hiện nay các bộ, ngành vẫn là cơ quan soạn thảo pháp luật chủ yếu. Nhưng quy trình soạn thảo văn bản hiện hành đã cho thấy rõ những bất cập về chất lượng văn bản pháp luật khi các bộ, ngành vừa là cơ quan đề xuất, soạn thảo, vừa là cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước. Do vậy, có một xu hướng tự nhiên là, nhiều chính sách đã dành thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước, đẩy khó khăn cho các đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản, nhưng không có một cơ chế nào để hạn chế hệ quả của việc này. Tôi đề nghị, dự thảo Luật cần có quy định làm rõ thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của các bộ, ngành, địa phương để bảo đảm tập trung thực thi đầy đủ quyền lập pháp của QH và quyền ban hành văn bản hướng dẫn luật của Chính phủ.

Thực tế 8 năm thực thi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã cho thấy rất rõ những hạn chế, vướng mắc của các văn bản hướng dẫn luật. Nhiều luật được ban hành nhưng không có văn bản hướng dẫn kịp thời. Tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn kéo dài nhiều năm chưa chấm dứt. Người dân và doanh nghiệp chờ thông tư hơn chờ luật, nghị định, bởi khá nhiều trường hợp công chức ở cơ sở đã từ chối thực hiện thủ tục vì lý do chưa có thông tư hướng dẫn. Họ cũng sợ thông tư hơn sợ luật, nghị định vì trong không ít trường hợp, thông tư hạn chế quyền và mở rộng nghĩa vụ của họ nhiều hơn so với luật và nghị định. Tôi chưa thấy dự thảo đưa ra các giải pháp có hiệu quả nào để giải quyết tình trạng này. Vì vậy tôi đề nghị bổ sung 3 nguyên tắc sau đây vào dự thảo Luật: một là, các loại văn bản cấp bộ, ngành trở xuống không được quy định hạn chế các quyền, hoặc tăng thêm nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân so với quy định của văn bản cấp trên. Hai là, chỉ các văn bản từ cấp quyết định của Thủ tướng trở lên mới có thể có văn bản hướng dẫn. Ba là, có cơ chế để kiểm soát và xử lý trách nhiệm của việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn.

(Theo Đại biểu Nhân dân)