Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 11d966a1-1996-90f0-c4c5-0cea530bc2e8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Ý KIẾN ĐBQH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: VỀ CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ; TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH, THỰC HIỆN 1 SỐ DỰ ÁN

17/05/2018

Bộ Trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Nghĩa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế về các vấn đề liên quan tới công nghệ, thiết bị; trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình thẩm định, thực hiện dự án

Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Nghĩa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế

Ngày 16/12/2016, Bộ Trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Nghĩa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế về các vấn đề liên quan tới công nghệ, thiết bị; trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình thẩm định, thực hiện dự án và giải pháp để xử lý đối với 5 dự án: Nhà máy sản xuất sơ xợi Đình Vũ, Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy bột giấy Phương Nam.

Toàn bộ nội dung câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Nghĩa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế như sau:

Đề nghị Bộ trưởng cho biết và làm rõ một số nội dung:

1. Về dây chuyền công nghệ và các thiết bị của 5 nhà máy có lạc hậu (hoặc thiết bị máy móc đã qua sử dụng) không?

2. Đề nghị làm rõ quy trình, thẩm tra dự án và đặc biệt là cơ quan tư vấn thẩm định về thiết bị, dây chuyền công nghệ, trang bị máy móc có đảm bảo đủng luật pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ không? Và nêu rõ đơn vị nào chịu trách nhiệm nội dung trên?

3. Các nhà máy đều chậm tiến độ về thời gian chạy thử và đi vào hoạt động, vậy chủ đầu tư có chế tài xử phạt hành chính không theo các quy định của luật đấu thầu và các luật khác?

4. Trên cương vị Bộ trưởng, đề nghị đồng chí cho biết đã tham mưu cho Chính phủ những giải pháp nào để giải quyết hậu quả của 5 nhà máy nêu trên?

Bộ Công Thương xin được trả lời Đại biểu về vấn đề này như sau:

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Về các vấn đề liên quan tới công nghệ, thiết bị; trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình thẩm định, thực hiện dự án và giải pháp để xử lý đối với 5 Dự án mà mới đây đã đề cập trong báo cáo gửi các Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV, Bộ Công Thương xin báo cáo cụ thể hơn với Đại biểu như sau:

  1. Đối với Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ:
  1. Về công nghệ, thiết bị của Nhà máy:
  • Công nghệ của Nhà máy là Công nghệ sản xuất Polyester 2 bình phản ứng của Nhà cung cấp bản quyền Uhde Inventa Fischer (Thụy Sỹ), công nghệ sản xuất xơ ngăn PSF của Nhà sản xuất Neumag (CHLB Đức) và công nghệ sản xuất sợi dài POY/DTY của Nhà sản xuất Barmag (CHLB Đức), là công nghệ tiên tiến hiện nay.
  • Về thiết bị: Theo thiết kế ban đầu, thiết bị chủ yếu từ châu Âu và một số thiết bị từ Mỹ. Trong quá trình triển khai Dự án, có 3 thiết bị/cụm thiết bị đã được PVTex phê duyệt thay đổi nguồn gốc xuất xứ Đức, Mỹ sang Trung Quốc.

       b. Về trách nhiệm của các cơ quan liên quan công tác phê duyệị công nghệ, thiết bị:

  • Chủ Đầu tư phê duyệt thiết kế tổng thể (bao gồm công nghệ, thiết bị chính của Dự án) và danh mục thiết bị của Dự án.
  • Tổng thầu EPC chịu trách nhiệm thực hiện công việc liên quan tới thiết kế, mua sắm thiết bị theo Hợp đồng EPC và danh mục thiết bị do Chủ Đầu tư phê duyệt.
  • Đơn vị đăng kiểm: Chủ Đầu tư thuê Tư vấn đăng kiểm (CA - Germanischer Lloyd IS) để kiểm định và cấp chứng chỉ về thiết kế, công nghệ cho Dự án.
  1. Về trách nhiệm trong việc chậm tiến độ:

       Tại Kết luận thanh tra số 2632/KL-TTCP ngày 03 tháng 10 năm 2016, Thanh tra Chính phủ đã kết luận:

  • Chủ Đầu tư chịu trách nhiệm trong việc thay đổi xuất xứ thiết bị, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án để chậm tiến độ.
  • Tổng thầu EPC chịu trách nhiệm trong việc chậm triển khai công tác thi công, chạy thử Nhà máy.

       Hiện nay các đơn vị liên quan đang triển khai thực hiện các công việc theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

  1. Về giải pháp xử lý trong thời gian tới:

Thực hiện chỉ đạo cùa Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý khó khăn, vướng mắc của PVN và đã báo        cáo Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng tháo gỡ khó khăn cho PVTex theo các phương án: (i) Tiếp tục sản xuất kinh doanh dài hạn; (ii) Hợp            tác với các đôi tác khác để cùng sản xuất; (iii) Tìm kiếm đối tác để thoái vốn, chuyển nhượng Dự án; (iv) Phá sản PVTex theo quy định.

Sau khi phân tích, đánh giá các phương án, Bộ Công Thương đồng ý với đề xuất của PVN trước mắt thực hiện theo phương án hợp tác với các đối        tác khác để cùng sản xuất. Hiện nay, PVN đang triển khai đàm phán với một số đối tác tiềm năng để báo cáo Bộ Công Thương trình Thủ tướng                Chính phủ.

  1. Đối với Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình:
  1. Về công nghệ, thiết bị của Nhà máy:
  • Công nghệ/thiết bị của các phân xưởng chính tại Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình là công nghệ của các nhà bản quyền công nghệ từ các nước G7 cung cấp: Công nghệ quy trình kỹ thuật công nghệ ammonia của Hãng HALDOR TOPSOE A/S (đãng ký tại Hà Lan); Công nghệ quy trình khí hóa than của Hãng Shell, Hà Lan qua Công ty Shell Reseach Limited (đăng ký địa chỉ tại Luân đôn, Anh); Công nghệ quy trình kỹ thuật của công nghệ urê của Hãng Snamprogetti (đăng ký tại Italia); Công nghệ quy trình kỹ thuật của phân xưởng rửa khí Rectisol và Nitơ của Hãng Linde AG (Linde, Đức).
  • Dây chuyền thiết bị Dự án Đạm Ninh Bình là các thiết bị mới, nhập khẩu, phù hợp với các công nghệ áp dụng tương ứng cho dự án. Trong đó các thiết bị chính quan trọng được nhập khẩu từ các nước G7 theo yêu câu và chỉ định của các nhà bản quyền công nghệ, một số thiết bị khác có xuất xứ Trung Quốc theo sự lựa chọn của Nhà thầu EPC.
  1. Về trách nhiệm của các cơ quan cỏ liên quan trong công tác phê duyệt công nghệ, thiết bị.   

Việc lựa chọn thiết bị, công nghệ trên cơ sở tìm hiểu của Chủ đầu tư về công nghệ sản xuất phân đạm trên thế giới, tính toán, lựa chọn và đề xuất của Nhà thầu EPC. Chủ đầu tư đã thuê thuê liên danh Công ty Thiên Thìn Trung Quốc - Công ty Shell - Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất (Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất là một đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án.

Do không đảm bảo đủ trữ lượng về khí thiên nhiên và nguyên liệu than bùn tại miền Bắc không thích hợp với công nghệ Texaco nên Dự án phải tìm kiếm lựa chọn công nghệ và nguyên liệu khác. Nguồn nguyên liệu than cám từ Quảng Ninh phù hợp với Công nghệ khí hóa than của hãng Shell nghiên cứu và phát triển. Thời điểm những năm 2000, công nghệ này được áp dụng tại một số dự án tại Trung Quốc. Cũng tại thời điểm đó, theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ, và được sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 3(3 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ: Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, các dự án nhóm A, B, c do doanh nghiệp đâu tư, doanh nghiệp tự thẩm định dự án, tự quyết định đầu tư theo quy định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật; Bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân câp tỉnh tô chức thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A của doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến dự án để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.

Thực hiện quy định trên, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã tổ chức thẩm tra báo cáo nghiên cửu khả thi Dự án và lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan (gồm: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Qũy Hỗ trợ phát triển,

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Theo đó, hầu hết các Bộ, ngành đều đánh giá việc sản xuất phân đạm từ nguyên liệu than để có lãi và có hiệu quả kinh tế cao là rất khó khăn, nhưng việc đầu tư sản xuất phân đạm là rất cần thiết để phục vụ nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực.

Tại văn bản số 604/TTg-CN ngày 16 tháng 5 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến cho phép đầu tư xây dựng Dự án trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) và giao Hội đồng quản trị Tông công ty Hóa chất Việt Nam tô chức thẩm định và quyết đinh đầu tư Dự án; Bộ Công nghiệp chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả, tuân thủ quy định về đảm bảo đầu tư xây dựng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam đã tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi và ngày 29 tháng 8 năm 2005, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hóa chất Việt Nam phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án theo Quyết định số 968/QĐ-HĐQT.

Việc thẩm định công nghệ tại thời điểm đó được quy định tại Thông tư số 55/2002/TT-BKHCNMT ngấy 23 tháng 7 năm 2002 hướng dần thẩm định công nghệ và môi trường các dự án đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức thẩm định công nghệ và môi trường các dự án đầu tư nhóm A và nhóm B (trừ các dự án nhóm B được phân cấp). Tuy nhiên, các giấy tờ, tài liệu về Dự án không có kết quả thẩm định công nghệ riêng theo đúng quy định tại Thông tư số 55/2002/TT-BKHCNMT. Bọ Khoa học và Công nghệ có ý kiến đối với công nghệ, thiết bị của Dự án tại văn bản tham gia ý kiến thẩm tra gửi Bộ Công nghiệp số 70/BKHCN-ĐTG, đánh giá công nghệ khí hóa thân của Shell, công nghệ tổng hợp NH3 của Haldoe Topsoe với tháp tổng hợp S-200, công nghệ tổng hợp phân đạm Snamprogetti là hợp lý, đây là những công nghệ tiên tiến trên thế giới có khả năng sử dụng hầu hết các loại than làm nguyên liệu đầu vào, đặc biệt phù hợp với nguồn nguyên liệu than cám của Việt Nam và đề nghị Chủ đầu tư cần lập Hợp đồng chuyển giao công nghệ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

Chủ đầu tư đã ký kết Hợp đồng chuyển giao công nghệ và được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận tại các văn bản số 316/XN-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2008 đối với công nghệ sản xuất khí tổng hợp CO và H2, số 439/XN-BKHCN ngày 29 tháng 02 năm 2008 đối với Công nghệ sản xuất Urê số 440/XN-BKHCN ngày 29 tháng 02 năm 2008 đối với Công nghệ sản xuất NH3, số 441/XN-BKHCN ngày 29 tháng 02 năm 2008 đối với công nghệ sản xuất khí tổng hợp và khí sạch.

  1. Về trách nhiệm trong việc chậm tiến độ:

Hợp đồng giữa các chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật trong đó đã quy định về việc phạt Hợp đồng cụ thể với nhiều nội dung như chậm tiến độ, chậm thanh toán, chất lượng hệ thống,.... Kết quả xử phạt chậm tiến độ phụ thuộc vào các nguyên nhân khách quan, chủ quan thông qua việc đàm phán, thương thảo khi quyết toán Hợp đồng căn cứ vào biên bản hiện trường đã được xác nhận.

Bộ Công Thương đang tích cực tiến hành xem xét cụ thể để tìm ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan, qua đó đánh giá được trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan đến việc thua lỗ. Đến nay, Thanh tra Bộ Công Thương đang hoàn tất việc thanh tra và kết luận cụ thể với từng sai sót, vi phạm của các cá nhân, đơn vị có liên quan.

     d. Về giải pháp xử lý trong thời gian tới:

     Để tháo gỡ các khó khăn của Dự án, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình thực hiện             các nội dung cụ thể như sau:

  • Tập đoàn có trách nhiệm cân đối tài chính để đảm bảo nguồn vốn lưu động phục vụ duy trì và ổn định sản xuất khi thị trường phân bón có tín hiệu tốt hơn. Tập đoàn cần có cơ chế đủ ràng buộc để các doanh nghiệp thành viên ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau nhằm vượt qua khó khăn hiện tại.
  • Làm chủ công nghệ, tiết giảm chi phí tối đa hạ giá thành sản xuất, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu; tăng cường sử dụng sản phẩm trong nội bộ Tập đoàn.
  • Khẩn trương thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa để lấy nguồn vốn lưu động bổ sung cho các doanh nghiệp; Đề xuất phương án cổ phần hoá đặc thù cho Công ty. Tính đến giải pháp bán, cho thuê, liên doanh liên kết giữa Công ty Đạm Ninh Bình với các doanh nghiệp sản xuất phân bón khác đang có thương hiệu mạnh như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, đê xuât phương án trình Chính phủ xem xét.
  • Tiếp tục đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn như giãn trích khấu hao, khoanh nợ một số khoản vay tín dụng tại Ngân hàng Phát triển, giãn trả nợ gốc và lãi vay phát sinh trong 5 năm; điều chỉnh lãi suất cho các khoản dư nợ gốc về lãi xuất hiện tại, đưa phân bón thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, nghiên cứu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại...trình Chính phủ.

Nếu các giải pháp nêu trên không giải quyết được triệt để lỗ như hiện nay, cần tính đến việc bán nợ xấu, phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành, chính quyền địa phương để tháo gỡ các khó khăn dự án:

  • Chủ động làm việc với các Bộ, ngành và có nhiều văn bản báo cáo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý khó khăn cho Dự án như giãn khấu hao, xử lý chênh lệch tỷ giá, điều chỉnh mức thuế suất giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón, có cơ chế đặc thù giảm giá bán than nguyên liệu cho sản xuất phân đạm, chuyển nợ, khoanh nợ, cấp vốn tín dụng bổ sung để tiếp tục sản xuất kinh doanh.
  • Phối hợp Bộ Tài chính điều chỉnh nâng mức thuế suất thuế nhập khẩu phân đạm từ 3% lên 6% (mức cao nhất theo cam kết WTO).
  • Ban hành Thông tư số 35/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 10 năm 2014 quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón (urê và NPK). Thông tư này được đánh giá là có hiệu quả tốt, hạn chế nhập khẩu trong năm 2015, tuy nhiên sang năm 2016, do sự chênh lệch quá lớn giữa giá thế giới và trong nước nên việc nhập khẩu tăng mạnh, giảm tính hiệu quả của Thông tư.
  • Ban hành Thông tư số 52/2015/TT-BCT Ngày 30 tháng 12 năm 2015, quy định chi tiết hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới; Bộ cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng ngành công thương triến khai nhiều biện pháp để kiểm soát phân bón nhập khẩu qua đường cửa khẩu phụ, lối mở, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo Tập đoàn và đề xuất các giải pháp hợp lý tháo gỡ khó khăn cho Công ty để vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi sản xuất qua đó làm ăn có hiệu quả và bảo toàn phần vốn của Nhà nước. Đồng thời, với nhiệm vụ quyền hạn được giao, Bộ sẽ làm rõ và xử lý tập thể, cá nhân sai phạm trong thực hiện dự án cũng như điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.

  1. Đối với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất:
  1. Về công nghệ, thiết bị của Nhà máy:
  • Công nghệ của Nhà máy là công nghệ bản quyền của ATPI Mỹ - là một trong những công nghệ hiện đại hiện nay.
  • Về thiết bị: Hầu hết các thiết bị theo tiêu chuẩn G7 và xuất xứ từ Đan Mạch, EU/G7, Ấn Độ, Thái Lan,... phân xưởng Điện hơi thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc nhưng một số máy móc chính theo tiêu chuẩn G7 hoặc tương đương đáp ứng theo yêu cầu Hợp đồng đã ký.
  • Dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị được lắp đặt đúng theo thiết kế và đã vận hành ổn định đạt thông số thiết kế (ngoại trừ phân xưởng xử lý nước thải đạt 60 - 65%).
  1. Về trách nhiệm của các cơ quan liên quan công tác phê duyệt công nghệ, thiết bị:
  • Chủ Đầu tư phê duyệt thiết kế tổng thể (bao gồm công nghệ, thiết bị chính của Dự án) và danh mục thiết bị của Dự án.
  • Tổng thầu EPC chịu trách nhiệm thực hiện công việc liên quan tới thiết kế, mua sắm thiết bị theo Hợp đồng EPC và danh mục thiết bị do Chủ Đầu tư phê duyệt.
  • Trong toàn bộ thời gian giám sát thiết kế, thi công, quản lý dự án: Công ty có thuê Ban Quản lý Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất thực hiện toàn bộ các công việc quản lý dự án (PMC).
  • Đơn vị kiểm định: Chủ Đầu tư thuê Tư vấn thẩm định DNV.
  1. Về trách nhiệm trong việc chậm tiến độ:
  • Trách nhiệm trong việc chậm tiến độ là do Tổng thầu EPC. Theo quy đinh trong Họp đồng EPC, mức phạt cao nhất do chậm tiến độ là 10% giá trị gói thiết bị nhà máy (nhà máy chính, phân xưởng điện hơi, phân xưởng xử lý nước thải) tức là giá tộ phạt nhà thầu cao nhất do chậm tiên độ là 2,4 triệu USD.
  • Chủ đầu tư đã nhiều lần gửi công văn về phạt chậm tiến độ theo hợp đồng đã ký, hiện đang yêu cầu Nhà thầu thực hiện theo thông báo Két luận của thanh tra chính phủ vê khoản tiên phạt chậm tiên độ này.
  1. Về giải pháp xử lỷ trong thời gian tới:

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, PVN đã đánh giá 4 phương án: (i) Tiếp tục sản xuất kinh doanh; (ii) Đưa Nhà máỵ nhiên liệu sinh học Dung Quẩt thành một phân xưởng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất; (iii) Chuyên nhượng Dự án và (iv) Phá sản BSR-BF.

PVN cho rằng, phương án đưa Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quât trở thành một phân xưởng của Nhà máy lọc dâu Dung Quât có nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn; các phương án chuyển nhượng Dự án và phá sản BSR-BF gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do vậỵ, PVN đang tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tiết giảm chi phí, tối ưu hóa điều kiện vận hành, lựa chọn thời điểm thích hợp để vận hành lại Nhà máy. Song song, tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, bảo dưỡng, bảo quản máy móc để giảm thiểu việc xuống cấp do dừng lâu ngày.

  1. Đối vói Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang Thép Thái Nguyên:
  1. Về công nghệ, thiết bị của Nhà máy:

Dự án sử dụng công nghệ, thiết bị theo Hợp đồng số OUEPC/TISCO MCC ký ngày 12 tháng 7 năm 2007 giữa Tập đoàn khoa học công trình xây lắp luyện kim Trung Quốc với Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (TISCO). Theo đó, toàn bộ thiết bị công nghệ luyện kim theo tiêu chuẩn Trung ương Trung Quốc; các thiết bị điện, điều khiển tự động hóa theo tiêu chuẩn châu Âu, thiết bị mới 100%.

  1. Về trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong công tác phê duyệt công nghệ, thiết bị:

Trong giai đoạn 2003 - 2009, theo Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước, Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghi đinh số 132/2005/NĐ-CP, các Tập đoàn, tổng công ty được thành lập theo Quyết định số 90 và 91 của Thủ tướng Chính phủ, trực tiếp trình Thủ tướng Chính phủ các dự án có quy mô ỉớn quyết định chủ trương đầu tư. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, Hội đồng thành viên của Tập đoàn, Tổng công ty tự thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc triển khai dự án và hiệu quả kinh tế của các dự án.

Đối với dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 của TISCO, trên cơ sở ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty thép Việt Nam đã thuê đem vị tư vấn trong và ngoài nước thẩm tra thiết kế trên cơ sở kết quả thẩm tra và các ý kiến của các cơ quan liên quan, Hội đồng thành viên của Tổng công ty thép Việt Nam đã chủ trì thẩm định và phê duyệt dự án. Như vậy, trách nhiệm chính trong việc triển khai dự án thuộc về Tổng công ty thép Việt Nam và Chủ đầu tư (TISCO).

  1. Về trách nhiệm trong việc chậm tiến độ:

Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu là 3.843 tỷ đồng. Dự án có 02 gói thầu chính, gồm: Gói thầu EPC số 01# - Dây chuyền công nghệ luyện kim khu vực Lưu Xá công suất 500.000 tấn phôi thép/năm và Gói thầu EPC số 02# - Hạng mục đầu tư khai thác và tuyển khoáng mỏ sắt Tiến Bộ với công suất 300.000 tấn quặng tinh/năm. Tháng 5 năm 2014, Nhà máy tuyển rửa quặng sắt mỏ Tiến Bộ thuộc gói thầu EPC số 02 đã hoàn thành và đưa vào sản xuất. Chỉ còn gói thầu EPC 01# đang dở dang và dừng thi công. Hiện nay vướng mắc tập trung vào Gói thầu EPC số 01. Xin báo cáo Đại biểu như sau:

  • Gói thầu được Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế; trúng thầu là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) với giá trúng thầu gần 160,9 triệu USD. Hợp đồng EPC được ký ngày 12 tháng 7 năm 2007, khởi công xây dựng ngày 29 tháng 9 năm 2007, hoàn thành sau 30 tháng thi công.

Năm 2008, tình hình giá cả thị trường có nhiều biến động, trong đó có cả giá cả nguyên vật liệu xây dựng, giá nhân công, giá xăng dầu... trong nước cũng như trên thế giới tăng đột biến. Tổng thầu MCC đề nghị tăng thêm giá tộ gói thầu EPC 134.017.517 USD không được Chủ đầu tư đồng ý. Phía Trung Quốc đề nghị cho tách Phần c (xây dựng và lắp đặt) ra khỏi Hợp đồng EPC để giao lại cho nhà thầu Việt Nam thực hiện. Nhà thầu MCC thực hiện phần E, P và chịu mọi rủi ro liên quan đến phần E, P. Ngày 10 tháng 8 năm 2009, trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty thép Việt Nam, ý kiến của các Bộ Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chinh, gói thầu EPC số l# đã được Lãnh đạo Chính phủ đồng ý về chủ trương tách phần C, giao cho nhà thầu Việt Nam thực hiện với nguyên tắc nhà thầu Trung Quốc (MCC) chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hợp đồng theo phương thức EPC.

  • Ngày 31 tháng 8 năm 2009, Chủ đầu tư và Tổng thầu MCC đã ký Phụ lục hợp đồng điều chỉnh lân thứ 4, ừong đó có nội dung cho tách phân c ra khỏi hợp đồng EPC để giao cho nhà thầu phụ Việt Nam là Tông công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) thực hiện, thanh toán theo khôi lượng thực tế. Nhà thầu MCC chịu ừách nhiệm phần E, P và chịu mọi rủi ro liên quan đến phần E, P. Tổng tiến độ điều chinh của Dự án là 21 tháng.
  • Tình hình triển khai sau khi điều chỉnh nội dung Hợp đồng: Trong điều kiện tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao trong những năm 2010 - 2011. Theo tiến độ thực hiện của dự án, hàng tháng Chủ đầu tư phải thanh toán cho Nhà thầu, nhưng trên thực tế Ngân hàng không bố trí đủ vốn và giải ngân cho Dự án chậm. Đồng thời, công tác nghiệm thu, thanh toán các hạng mục gặp nhiêu khó khăn (Do việc tách phân c ra khỏi gói thầu EPC). Cụ thể khi thanh toán phải có đủ chữ ký của ba bên TISCO - MCC - Nhà thầu phụ. Tuy nhiên, trong quá trình thi công phát sinh nhiều vấn đề không thống nhât giữa các bên nên việc nghiệm thu thanh quyết toán chưa kịp thời nên tiến độ thi công kéo dài.

Cùng với đó là sự vướng mắc không có sự thống nhất giữa Chủ đầu tư và Tổng thầu MCC trong việc đàm phán ký kết Phụ lục hợp đồng, giải quyết các bất đồng giữa hai bên. Nhà thầu MCC là doanh nghiệp nhà nước Trung Quôc, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nhiều lần trao đổi làm việc với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc như Bộ Thương mại tại Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để thúc đẩy quá trình đàm phán nhưng các Bên nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất để tái khởi động dự án. Kết quả Dự án bị chậm trễ, kéo dài, đến năm 2012, dự án phải dừng thi công cho đến nay.

  1. Về giải pháp xử lỷ trong thời gian tới:

Theo qui định Nghị định 99/2012/NĐ-CP, từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, Bộ Công Thương thực hiện các quyền, trách nhiệm đối với các dự án đâu tư của các Tập đoàn và Tổng Công ty nhà nước. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác (gồm các Bộ: Tài chính, Xây dựng, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan: ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Thép Việt Nam-CTCP) để tiến hành kiểm tra, đánh giá toàn bộ dự án, hiện Bộ Công Thương đã có báo cáo bước đầu với Thủ tướng Chính phủ, theo đó đã đề xuất một số hướng giải quyết đối với dự án.

Trên cơ sở báo cáo của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước thoái vốn 1.000 tỷ đồng tại TISCO. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có ý kiến chỉ đạo Bộ Công Thương theo nguyên tắc không đầu tư vốn vào dự án, thuê tư vấn thẩm định định giá dự án và giá trị TISCO, từ đó đề xuất các phương án xử lý đối với dự án như bán dự án, mời đối tác tham gia dự án hoặc thoái vốn nhà nước tại

TISCO. Các phương án xử lý sẽ được báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 01 năm 2017.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đang tiếp tục chỉ đạo VNSTEEL, TISCO tiết giảm các chi phí đầu vào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đối với dự án giai đoạn l Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo TISCO rà soát, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan để đưa ra những biện pháp xử lý theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

  1. Đối với Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam:
  1. Về công nghệ, thiết bị của Nhà mảy:

Dự án sử dụng thiết bị mới 100% của Nhà thầu (Andritz, Metso) từ châu

Âu.

  1. Về trách nhiệm của các cơ quan có Hên quan tới công tác phê duyệt công nghệ, thiết bị:

Theo quy định đối với các dự án do các Tập đoàn, Tổng công ty do Bộ Công Thương trực tiếp quản lý sẽ do Bộ Công Thương có trách nhiệm phê duyệt Dự án. Các dự án do địa phương quản lý và các thành phân kinh tê khác (tư nhân hoặc FDI) đầu tư sẽ do ủy ban Nhân dân các địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư sau khí có ý kiến góp ý của các Bộ quản lý lĩnh vực liên quan. Như vậy, Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam do Tracodi làm chủ đầu tư, là đon vị thuộc quyền quản lý của ủy nhân dân tỉnh Long An sẽ thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của ủy ban Nhân dân tỉnh Long An.

Đối với Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan như của chủ đầu tư đã nói trên, thì cơ quan phê duyệt cũng có thiếu sót là không xem xét kỹ những khó khăn đối với việc cung ứng, dự trữ và bảo quản nguyên liệu cho Dự án cũng như việc tăng giá của nguyên liệu.

  1. Về trách nhiệm trong việc chậm tiến độ:

Ngày 28 tháng 10 năm 2003, ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã có Quyết định số 3803/QĐ-UB phê duyệt Dự án đầu tư Nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An. Vai trò của Bộ Công Thương (khi đó là Bộ Công nghiệp) là đơn vị đóng góp ý kiến với Chính phủ về dự án trên cơ sở đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh Long An. Hầu hết các Bộ, ngành đã đồng ý chủ trương triển khai dự án. Trong văn bản góp ý, Bộ Công Thương đã nêu khuyến cáo với Chủ đầu tư về khả năng có nhiều rủi ro đối với Dự án bời Dự án sử dụng công nghệ sản xuất bột giấy lần đầu được sử dụng nguyên liệu là cây đay.

  1. Về giải pháp xử lý trong thời gian tới:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác liên ngành để đánh giá lại toàn bộ Dự án. Sau nhiều lần rà soát đánh giá kỹ, Bộ Công Thương khẳng định Dự án không đạt được những mục tiêu ban đầu đặt ra do các nguyên nhân về công nghệ thiết bị, nguyên liệu, thị trường, hiệu quả kinh tế và tác động môi trường; kết luận Dự án không có hiệu quả, không khả thi và kiến nghị cho phép Tổng công ty Giấy Việt Nam dừng đầu tư Dự án, tiến hành tái cơ cấu toàn bộ Dự án.

Để sớm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Giấy Việt Nam, giảm tối đa thiệt hại của Dự án, Thường trực Chính phủ đã họp và đã có chỉ đạo: Cho phép Tổng công ty Giấy Việt Nam dừng đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An và giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh Long An khẩn trương xây dựng phương án xử lý đối với Dự án

Hiện nay, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đang chỉ đạo Tổng công ty Giấy Việt Nam xây dựng các phương án xử lý Dự án gắn với việc cổ phần hóa Tổng công ty

Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Các bài viết khác