Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 17ed66a1-99f8-90f0-c4c5-0f5c3f20005c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH BÙI HUYỀN MAI – TP.HÀ NỘI: NHỮNG NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC SẼ KHÔNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG THỰC HIỆN CÔNG VỤ MÀ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

28/05/2018

Sáng 24/5, tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Tố Cáo (sửa đổi). Phát biểu tại phiên làm việc, đại biểu Bùi Huyền Mai cho rằng những người không phải là cán bộ, công chức sẽ không phải chịu trách nhiệm trong thực hiện công vụ mà Luật Cán bộ, công chức.

Toàn cảnh phiên làm việc buổi sáng 24/5

Cho ý kiến vào dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), đại biểu Bùi Huyền Mai bày tỏ sự nhất trí cáo với việc sửa đổi Luật Tố cáo năm 2011 để cụ thể hóa một trong những quyền quan trọng đã được quy định tại Chương 2 của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 30 của Hiến pháp đã nêu: "Mọi người đều có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về những việc trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Đại biểu đánh giá cao sự tiếp thu, chỉnh lý của Ban soạn thảo trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đã đóng góp tại kỳ họp thứ 4 để góp phần hoàn thiện dự thảo luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này. Đại biểu Bùi Huyền Mai trình bày một số ý kiến cá nhân như sau:

Đại biểu Bùi Huyền Mai phát biểu tại phiên họp

Về hình thức tố cáo quy định tại Điều 22. Theo quy định của dự thảo luật trình Quốc hội hình thức tố cáo mở rộng bao gồm:

Một, việc tố cáo được thực hiện bằng văn bản hoặc lời nói.

Hai, tố cáo bằng văn bản thì bao gồm tố cáo bằng bản giấy, bản fax hoặc thư điện tử.

Ba, tố cáo bằng lời nói thì bao gồm tố cáo được trình bày trực tiếp bằng lời nói tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc tố cáo được trình bày bằng lời nói qua điện thoại với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Các đề xuất liên quan đến việc chưa mở rộng hình thức tố cáo qua các bản fax hoặc thư điện tử đã được các đại biểu Quốc hội phát biểu trước, đại biểu tỏ sự đồng tình và cũng đề nghị bỏ hình thức tố cáo bằng lời nói qua điện thoại vì những lý do sau đây:

Lý do thứ nhất, hình thức tố cáo bằng lời nói qua điện thoại thì rất khó đảm bảo với yêu cầu của tố cáo là phải đảm bảo tính chính xác của thông tin tố cáo và nội dung phải rõ ràng.

Lý do thứ hai, khi cá nhân tố cáo qua điện thoại người tiếp nhận vẫn phải hướng dẫn người tố cáo viết thành văn bản hoặc ghi nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc xác nhận. Do đó, về thực chất quy trình lại quay về tố cáo bằng văn bản.

Lý do thứ ba, việc áp dụng hình thức tố cáo bằng lời nói qua điện thoại rất mất thời gian cho quá trình xác minh danh tính người tố cáo, xác minh tính chính xác của thông tin tố cáo gây áp lực công việc cho các cơ quan trực tiếp giải quyết tố cáo. Từ các lý do nêu trên đại biểu đề nghị giữ nguyên hình thức tố cáo như Luật Tố cáo hiện hành là tố cáo bằng văn bản và tố cáo trực tiếp.

Thứ hai, đối với các khoản trong Điều 2 về giải thích từ ngữ ngoài nội dung các đại biểu đã phát biểu tôi đề nghị tại khoản 2 dự thảo nêu: "Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây" (liệt kê). Khoản 3 nêu: "Tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc cá nhân báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật". Đại biểu Bùi Huyền Mai cho rằng nội dung này cần phải được giải thích rõ hơn để có cách hiểu thống nhất. Nếu dự thảo giải thích có thể hiểu hành vi vi phạm pháp luật trong nhiệm vụ công vụ cũng chính là hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước. Thực tế cán bộ, công chức trong lĩnh vực nào khi thực hiện nhiệm vụ công vụ cũng chính là thực hiện pháp luật có liên quan đến các vấn đề về quản lý nhà nước.

Ngoài ra đối với điểm c khoản 2 dự thảo nêu: "Người không phải là cán bộ, công chức, viên chức mà được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức" Đại biểu cho rằng những người không phải là cán bộ, công chức sẽ không phải chịu trách nhiệm trong thực hiện công vụ mà Luật Cán bộ, công chức đã nêu. Nếu chúng ta quy định như dự thảo thì khi giải quyết tố cáo có sai phạm thì áp dụng luật nào để xử lý.

Giải thích về vấn đề này, đại biểu Bùi Huyền Mai cho biết, theo Từ điển luật học, trách nhiệm công vụ là trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước phải hành động phù hợp quy định của pháp luật, lựa chọn phương án hành động tối ưu nhất, báo cáo kết quả hoạt động và gánh chịu hậu quả do không thực hiện hay thực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình. Trách nhiệm công vụ là khái niệm thể hiện trên cả 2 khía cạnh tích cực. Do đó, cán bộ, công chức có nghĩa vụ phải lựa chọn phương án hành động tối ưu, hợp lý nhất. Do vậy, đại biểu đề nghị bỏ điểm c khoản 2 nêu trên.

Nội dung thứ ba, tại Điều 9 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, đại biểu đề nghị tách đoạn cuối của điểm c khoản 1 thành một điểm riêng quy định người tố cáo có quyền được nhận kết luận tố cáo bằng văn bản.

Mai Trang

Các bài viết khác