Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 3bf366a1-8979-90f0-c4c5-0547cf58e5e1.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ DUNG - ĐIỆN BIÊN: KHÔNG NÊN QUY ĐỊNH BỐ TRÍ GIÁO DỤC AN NINH MẠNG TRONG MÔN HỌC CHÍNH KHÓA

30/05/2018

Sáng 29/5, các đại biểu tiếp tục thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật An ninh mạng, đại biểu Trần Thị Dung đề nghị cần cân nhắc không nên quy định cứng là bố trí giáo dục an ninh mạng trong môn học chính khóa của nhà trường, vì có thể sẽ gây khó khăn cho chủ trương giảm tải chương trình trong trường học phổ thông.

Đại biểu Trần Thị Dung phát biểu tại phiên họp

Phát biểu tại buổi làm việc, về vấn đề hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, đại biểu Trần Thị Dung cho biết, dự thảo luật đã cố gắng phân định giữa hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia theo Luật An toàn thông tin mạng, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn rạch ròi mà còn có sự giao thoa giữa 2 hệ thống này. Điều này đã được khẳng định trong Báo cáo số 278 tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh vừa trình bày. Như vậy, có khả năng có 2 danh mục thông tin quan trọng thuộc 2 danh mục của hệ thống thông tin đều do Thủ tướng Chính phủ ban hành một cách độc lập và chịu sự điều chỉnh bởi 2 luật, do 2 bộ cùng thực hiện quản lý nhà nước, khi hệ thống này xảy ra sự cố sẽ khó xác định trách nhiệm. Vì vậy, đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát vấn đề này.

Về vấn đề xử lý vi phạm hành chính về an ninh mạng tại khoản 3 Điều 17. Đại biểu Trần Thị Dung đề nghị theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của dự thảo luật quy định việc xử lý hành vi vi phạm hành chính về an ninh mạng thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý hành vi vi phạm hành chính về an ninh mạng. Đại biểu Trần Thị Dung tán thành với quy định này, tuy nhiên việc dẫn chiếu, việc xử lý vi phạm hành chính về an ninh mạng theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại khoản 3 Điều 17 của dự thảo luật đồng thời cho rằng an ninh mạng là lĩnh vực so với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. Tại khoản 4 Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực chưa được quy định tại luật này thì do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, không cần giao Chính phủ quy định chi tiết xử lý vi phạm hành chính về an ninh mạng.

Toàn cảnh phiên họp sáng 29/5

Góp ý kiến thảo luận về các nội dung trong dự thảo Luật An ninh mạng, tại Điều 24 kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin, đối với các cơ quan, tổ chức, theo đại biểu Trần Thị Dung cần cân nhắc giao thẩm quyền kiểm tra tại điều này. Đại biểu đề nghị bỏ khoản 1 của điều này, vì khoản 1 điều này quy định việc kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 12 của luật này thì không cần phải nhắc lại, hiển nhiên điều này đã được quy định ở Điều 12. Tại phần còn lại của khoản 1 đề cập việc kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin là được thực hiện theo điều này thì cũng thừa, không cần thiết, đại biểu đề nghị bỏ khoản này.

Về giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về an ninh mạng tại Điều 34. Khoản 1 Điều 34 quy định giáo dục an ninh mạng được đưa vào môn học chính khóa về giáo dục quốc phòng, an ninh trong nhà trường. Đại biểu đề nghị cân nhắc không nên quy định cứng là bố trí giáo dục an ninh mạng trong môn học chính khóa của nhà trường, vì có thể sẽ gây khó khăn cho chủ trương giảm tải chương trình trong trường học phổ thông hiện nay. Bên cạnh đó, việc bổ sung này sẽ tác động trực tiếp tới việc sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên và khó có thể bảo đảm công tác giảng dạy nội dung này, tạo sức ép về nguồn nhân lực và tài chính cho các nhà trường.

Hơn nữa, trong dự thảo luật Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 thì chỉ giới hạn về đào tạo an ninh mạng là một bộ phận trong chương trình giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng và tương đương tại khoản 1 Điều 39 dự thảo luật do Chính phủ trình. Chính phủ lại không đánh giá tác động về chính sách này do đó, đề nghị nếu quy định thì chỉ nên quy định là giáo dục an ninh mạng là nội dung trong chương trình giáo dục quốc phòng an ninh.

 

Mai Trang

Các bài viết khác