Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 39f666a1-7939-90f0-c4c5-017e24ef4d93.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM THỊ THU TRANG – QUẢNG NGÃI: ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO ĐỒNG BỘ, THỐNG NHẤT GIỮA CÁC DỰ ÁN LUẬT

31/05/2018

Sáng 30/5, tham gia cho ý kiến tại phiên thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Thu Trang - Quảng Ngãi đề nghị bổ sung quy định về nguyên tắc đảm bảo đồng bộ, thống nhất giữa các dự án luật, giữa luật mới ban hành, sửa đổi, bổ sung với luật hiện hành

Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Thu Trang - Quảng Ngãi phát biểu tại Hội trường

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang cơ bản thống nhất với tờ trình và dự thảo nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh năm 2018. Qua nghiên cứu tờ trình và nghiên cứu dự thảo nghị quyết, đại biểu xin tham gia một số nội dung mang tính nguyên tắc, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về phương thức và đối tượng lấy ý kiến dự thảo luật, đại biểu thống nhất với đánh giá về công tác xây dựng pháp luật mặc dù đã có tiến bộ nhưng việc lập và triển khai chương trình vẫn còn những hạn chế, yếu kém, cần tiếp tục được khắc phục, trong đó có hạn chế, yếu kém liên quan đến phương thức và đối tượng lấy ý kiến dự thảo luật, nghị quyết.

Việc lấy ý kiến dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết đã được quy định rất rõ và chặt chẽ tại Điều 57 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình soạn thảo văn bản cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và cơ quan, tổ chức có liên quan nơi những vấn đề cần xin ý kiến, đăng tải toàn văn dự thảo thời gian ít nhất là 60 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý, tổ chức hội thảo, tọa đàm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Có trách nhiệm tổng hợp nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày.

Theo đại biểu, một trong những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế chất lượng xây dựng luật là về phương thức và đối tượng lấy ý kiến. Như đã đánh giá, việc tổ chức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng dự án còn hình thức, đối tượng được lấy ý kiến chưa đầy đủ, việc tham gia ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan có nhiều dự án còn nặng về hình thức, nhiều cơ quan được lấy ý kiến chưa làm hết trách nhiệm, thường chỉ có ý kiến vào nội dung có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình phụ trách, đối với những lĩnh vực khác thì cơ bản thống nhất. Như vậy, đã làm giảm chất lượng dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, gây mất thời gian thảo luận, tranh luận và những vấn đề mà có lẽ sẽ được giải quyết ngay từ khâu soạn thảo và có sự đồng thuận cao. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dự án luật cần khẩn trương tổ chức đánh giá khắc phục hạn chế này và thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Quốc hội thảo luận xem xét thông qua.

Thứ hai, về lấy ý kiến nhân dân, việc lấy ý kiến nhân dân cũng đã nêu rất rõ tại Điều 57 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo đăng tải toàn bộ dự thảo văn bản và tờ trình trên cổng thông tin điện tử, tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý và đăng tải nội dung giải trình, tiếp thu để nhân dân biết, và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự án luật theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu có, quy định tại Điều 76.

Thực tiễn cho thấy, vấn đề tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật đã được chúng ta luật hóa thành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 với phạm vi điều chỉnh là quy định quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại Điều 1 và công dân có quyền được thông tin về pháp luật, có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật, nhà nước bảo đảm tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật tại Điều 2. Tuy nhiên, vấn đề lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo luật các văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ theo một quy chuẩn, quy trình cụ thể nhằm bảo đảm sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng luật, đảm bảo chất lượng xây dựng luật và đưa luật sớm đi vào cuộc sống. Hạn chế một số trường hợp khi luật, nghị định mới ban hành đã có sự phản hồi, phản ánh, nhiều ý kiến khác nhau từ xã hội.

Vì vậy, đại biểu đề nghị việc lấy ý kiến nhân dân cần cụ thể hóa và được thực hiện bởi quy định chặt chẽ hơn theo quy trình cụ thể, như từ yêu cầu thực tiễn để đề xuất dự án luật, xác định trách nhiệm, lấy ý kiến xây dựng kênh thông tin tuyên truyền dự thảo luật, văn bản quy phạm pháp luật, gợi mở các vấn đề cần lấy ý kiến, khuyến khích sự tham gia cơ chế giải trình, tiếp thu, phản hồi ý kiến, như vậy sẽ thu thập được nhiều ý kiến, nâng cao hiệu quả dự thảo luật và đảm bảo tính khả thi, tính lâu bền của dự án luật.

Thứ ba, về nguyên tắc lập chương trình năm 2019, điều chỉnh chương trình năm 2018, bên cạnh các công tác về việc ưu tiên thể chế hóa các nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm hồ sơ đáp ứng đầy đủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo quỹ thời gian, nguồn lực, khối lượng công việc thực hiện, bảo đảm phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, đáp ứng yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm tiến độ và chất lượng của chương trình. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định về nguyên tắc đảm bảo đồng bộ, thống nhất giữa các dự án luật, giữa luật mới ban hành, sửa đổi, bổ sung với luật hiện hành. Trong đó đảm bảo nguyên tắc hồ sơ trình dự án luật phải chỉ ra được sự thống nhất, đồng bộ với các dự án luật hiện hành và cần có sự điều chỉnh sửa đổi, bổ sung cụ thể một số điều của luật hiện hành. Đồng thời phải có sự đánh giá tác động đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học, dự báo vấn đề phát sinh trong tương lai liên quan đến các dự án luật khác. 

Vân Ngọc

Các bài viết khác