Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 213267a1-a9e7-90f0-c4c5-08ecbe12b5c1.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

CÂN NHẮC TIÊU CHÍ BỔ NHIỆM CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ

29/09/2018

Đầu năm 2018, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách 1.226 Giáo sư và Phó Giáo sư của năm 2017. Đây là con số đạt tiêu chuẩn kỷ lục trong vòng 41 năm qua, bằng cả số lượng 2 năm 2015 và 2016 cộng lại. Sự việc này đã khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là “chuyến tàu vét” trước khi Nghị định 174 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư hết hiệu lực?

Theo thống kê, trong số hồ sơ xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư trong năm 2017 có tới 34% giáo sư và 53% phó giáo sư không có bài báo đăng trên các tạp chí Khoa học quốc tế chuyên ngành. Sau khi danh sách này được nghiêm túc, rà soát lại theo quy định theo sự yêu cầu của Thủ Tướng Chính phủ, kết quả, có 41 ứng viên không được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Trong số những trường hợp không đạt tiêu chuẩn có nhiều người đang đương chức, tại vị của một số bộ, ban, ngành… 

Số lượng Giáo sư, Phó Giáo sư đạt tiêu chuẩn năm 2017 cao bất thường so với các năm còn lại

Theo quy định tại Chương IV của Luật Giáo dục hiện hành thì “Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư”. Như vậy, với kết quả rà soát cuối cùng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vẫn có nhiều trường hợp là quan chức, quản lý các bộ ban, ngành gửi hồ sơ xét duyệt chức danh phó giáo sư, giáo sư.

Bàn về vấn đề những người làm công tác quản lý có nên được phong là Giáo sư hay không, GS.Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cũng từng phát biểu trên báo Lao động rằng, nếu chỉ làm công tác quản lý, không làm đúng nghề giảng dạy, đào tạo sẽ rất lãng phí và vô nghĩa. Bộ trưởng cũng không nhất thiết phải có chức danh Gíao sư khi Bộ trưởng chỉ làm công tác quản lý, không giảng dạy. Người làm công tác khoa học nhưng gắn với nghiên cứu mà không phải đào tạo thì có thể phong là Viện sĩ.

Hơn nữa, trong khoảng thời gian vừa qua, các trường đại học ở nước ta liên tục được bổ sung lượng giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Tuy nhiên, các trường đại học của Việt Nam lại luôn liên tục vắng bóng trong các bảng xếp hạng và các danh sách các trường đại học uy tín trong khu vực và trên toàn thế giới. Do đó, dư luận liên tục đặt ra câu hỏi về tính thực chất của các Giáo sư, Phó Giáo sư được công nhận lần này. Hơn nữa, liệu bao nhiêu công trình của các Giáo sư và Phó Giáo sư được giới học giả biết đến và được áp dụng thực tiễn, hay phần lớn đều đang bị "xếp ngăn kéo" ?

Về vấn đề này, Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận một số ý kiến của các Đại biểu Quốc hội.

Phóng viên: Trong bối cảnh Nghị định 174 sắp hêt hiệu lực, dư luận đã đặt nhiều câu hỏi xung quanh sự bất thường của con số 1226 Giáo sư và Phó Giáo sư đạt tiêu chuẩn của năm 2017. Đặc biệt nhiều trường hợp trong danh sách không đạt tiêu chuẩn Giáo sư và Phó Giáo sư như luật đã quy định. Xin hỏi ý kiến của đại biểu về vấn đề này?
 
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Đà Nẵng
 
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Đà Nẵng: Xét về nhu cầu thì con số 1226 người đạt tiêu chuẩn Giáo sư và Phó Giáo sư là không nhiều. Nhưng dư luận thắc mắc tại sao số lượng được công nhận Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2017 lại cao một cách bất ngờ so với các năm trước. Đặc biệt trong bối cảnh Nghị định 174 của Chính phủ sắp hết hiệu lực và từ năm sau tiêu chuẩn công nhận Giáo sư, Phó Giáo sư sẽ được nâng cao hơn và khó đạt hơn. Vì vậy, có nhiều cơ sở đểt thấy rằng đòi hỏi xem xét lại là chính đáng.  
 
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh, Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Việc phong Giáo sư và Phó Giáo sư của chúng ta đã có tiền lề từ lâu, nhưng thực chất một số không phát huy được thực sự. Nhiều người coi đây là một dạng thi đua phong trào, vì thực sự Giáo sư và Phó Giáo sư phải có công trình nghiên cứu, đưa vào ứng dụng thực tế. Phần lớn công trình Tiến sĩ, Giáo sư và Phó Giáo sư của mình để trong ngăn tủ là nhiều.
 
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh, Đại biểu Quốc hội khóa XIII
 
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình: Theo tôi việc xét duyệt chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư là một việc rất quan trọng. Đây vừa là động lực động viên, ghi nhân công lao đóng góp của tất cả đội ngũ, nhà khoa học, thầy giáo cô giáo hiện nay. Tuy nhiên việc này chỉ có ý nghĩa khi việc xem xét, xét duyệt đảm bảo chất lượng, có quy trình và không ồ ạt. Việc làm như thời gian vừa qua, báo chí lên tiếng phản đối là một việc tôi cho là tốt, do phong quá nhiều chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư vừa không đảm bảo chất lượng, vừa không ghi nhận đúng thành tích và động viên được cho những người có đóng góp nhiều.
 
Phóng viên: Theo Đại biểu, đâu là những giải pháp để khắc phục và nâng cao chất lượng quy trình bổ nhiệm chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư?
 
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Đà Nẵng: Trước hết cần rà soát, xây dựng lại tiêu chuẩn Giáo sư và Phó Giáo sư. Quan trọng là không thể để tiêu chuẩn này thấp hơn tiêu chuẩn Tiến sĩ. Thứ hai, chỉ bổ nhiệm chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư với người làm công tác giảng dạy tại cơ sở đào tạo đại học và sau đại học; nghĩa là có lương từ các cơ sở này. Thứ ba là, các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học cần phải dựa trên nhiệm vụ đào tạo để xây dựng vị trí việc làm. Đối với vấn đề này là xây dựng số lượng Giáo sư và Phó Giáo sư. Cuối cùng, các hội đồng xét duyện cần xét duyệt một cách tỉ mỉ và khách quan, không nên chỉ dựa trên số lượng công trình của các ứng viên mà chất lượng của các công trình này.
 
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh, Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Thách thức về sau các học hàm, học vị cần có công trình đi vào thực tiễn được công nhận với phong. Chúng ta cũng cần tính toán về tính cần thiết của việc có bằng Giáo sư và Phó Giáo sư hay không đối với các đồng chí lãnh đạo. Sau khi thanh tra, kiểm tra lại thì cần phải có cách siết chặt kỷ cương, quy trình, trình tự công trình để phong chức danh. Hai là, cần có chế tài xử lý nghiêm để quy trách nhiệm đối với các cơ quan bổ nhiệm.
 
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình
 
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình: Lần bổ nhiệm vừa rồi mang tính ồ ạt nên đã tạo nên dư luận không tốt trong xã hội. Để hạn chế đc và nâng cao chất lượng bổ nhiệm Giáo sư và Phó Giáo sư thì Hội đồng Giáo sư và Phó Giáo sư trong quá trình bổ nhiệm phải xem xét chất lượng. Trước khi bổ nhiệm cần phải ban hành quy chế, tiêu chuẩn quy định để từ đó vấn đề xét duyệt là đảm bảo chát lượng và nâng cao hiệu quả quá trình xét duyệt.
 
Phóng viên: Trân trọng cám ơn các Đại biểu!

Lan Hương - Kim Ngân