Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 573f67a1-19e7-90f0-c4c5-079481b16b25.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ QUÂN: CHÚ TRỌNG HƠN NỮA TÍNH HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG MIỀN MÚI

31/10/2018

Những năm gần đây, cùng với việc mở rộng các ngành nghề sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề cho lao động ở các huyện miền núi đã được quan tâm. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề phù hợp đã khó, khi học xong áp dụng vào thực tiễn và tìm được việc làm ổn định lại càng khó hơn.

Đào tạo nghề cho lao động ở miền núi còn khó khăn

Qua giám sát việc đào tạo nghề theo Đề án 1956 của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho thấy, lao động nông dân dân tộc thiểu số được đào tạo chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng kiến thức sản xuất (dưới 3 tháng). Nội dung, chương trình đào tạo nghề còn nặng về lý thuyết, chưa thực sự phù hợp với trình độ nhận thức của lao động dân tộc thiểu số. Nhiệm vụ đào tạo nghề đang được nhiều Bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể thực hiện; công tác quản lý, nguồn lực ngân sách nhà nước bị phân tán qua nhiều dự án, chương trình; khó khăn trong điều hành phối hợp, hướng dẫn thực hiện, đánh giá, kiểm tra chất lượng, hiệu quả đào tạo. Chính sách ưu tiên đối với người học nghề là người dân tộc thiểu số chậm được đổi mới. Tỷ lệ người có việc làm sau khi đào tạo không phản ánh đúng bản chất việc làm, bởi vì đa số người học nghề đều là nông dân, khi học xong vẫn làm nghề cũ, chưa đủ điều kiện để chuyển đổi sang ngành nghề khác.

Theo ý kiến của đại biểu Lê Quân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, cần với nhiều khó khăn mang tính đặc thù, việc tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong vấn đề đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện khó khăn vẫn được coi là một “bài toán khó”, cần những giải pháp lâu dài và mang tính căn cơ.

Đại biểu Lê Quân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Phóng viên: Thưa đại biểu, công tác đào tạo nghề cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số lâu nay vẫn được cho là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện xóa đói giảm nghèo. Vậy, xin đại biểu cho biết chính sách này đang được triển khai như thế nào?

Đại biểu Lê Quân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số đóng một vai trò rất quan trọng trong chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. Công tác đào tạo nghề đặc biệt là đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua luôn được coi trọng với nhiều chương trình, chính sách. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều đề án, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại khu vực miền núi như Đề án 1956, Chương trình 135, Nghị quyết 30a... Trong đó, Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 gắn với công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững là giải pháp quan trọng để giải bài toán lao động - việc làm của khu vực nông thôn miền núi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì bức tranh tổng thể về công tác đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua chỉ có một vài điểm sáng còn lại nhiều hoạt động vẫn chưa được như mong muốn, vẫn còn tình trạng nhiều lao động chưa mặn mà với việc học nghề.

Phóng viên: Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì các mô hình đào tạo nghề cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Vậy đại biểu có thể cho biết một số nguyên nhân chính của thực trạng này?

Đại biểu Lê Quân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Để phát triển giáo dục nghề nghiệp thì bức tranh chung vẫn đang còn nhiều khó khăn. Điều này phụ thuộc cả vào nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ quan đầu tiên phải kể đến đó là khi chúng ta đào tạo chúng ta chưa gắn được với đầu ra, chưa gắn với nhu cầu sử dụng. Cái khó khăn thứ hai, từ ý thức của người dân khi chưa chủ động, chưa được định hướng tốt trong vấn đề lựa chọn học nghề. Từ đó, thực tế triển khai gây vướng và khó ở nhiều địa phương dẫn đến tính hiệu quả chưa cao.  

Phóng viên: Với những bất cập hiện nay thì theo quan điểm của đại biểu việc lựa chọn ngành nghề phù hợp có phải là mấu chốt quyết định sự thành bại của chương trình đào tạo nghề cho các khu vực vùng sâu vùng sa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hay không?

Đại biểu Lê Quân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, có 1 đặc điểm là nhiều em học sinh hiện nay chỉ học đến lớp 9 mà không đi học tiếp. Vì vậy, đào tạo nghề cần phải phát huy được vai trò định hướng cho các em vào việc học các ngành nghề phù hợp. Tuy nhiên, chỉ có thể hướng các em vào được các trường nghề nếu hệ thống chính quyền đồng bộ từ xóm, thôn, xã cho đến chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh và cả bộ, ngành có những chính sách rõ ràng, mạch lạc. Đặc biệt, khi chúng ta thu hút các em vào học thì phải giải quyết được việc làm đầu ra.Nếu chưa giải quyết được việc làm đầu ra thì sẽ rất khó khăn trong vấn đề đào tạo và dạy nghề.

Phóng viên: Vậy để việc đào tạo nghề cho các khu vực vùng sâu vùng sa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt được kết quả như mong muốn thì tới đây cần triển khai thêm những kế hoạch cụ thể như thế nào?

Đại biểu Lê Quân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Thứ nhất, chúng ta phải phối hợp với các địa phương để sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa bàn. Thứ hai, đối với chính sách hỗ trợ người học cần có sự chuyển đổi, có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn về cơ chế, tài chính và thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thứ 3, là đẩy mạnh việc kết nối các sở lao động. Sở lao động ở các vùng kinh tế phát triển (ví dụ phía bắc: Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên,…)  nên hợp tác với các sở lao động ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thực hiện được điều này sẽ thu hút được người học và và tuyển dụng được người làm, giải quyết được việc làm tại các vùng có nhu cầu cao hơn. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ và đào tạo gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

 

Lê Anh